DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Sẽ phạt đến 75 triệu đồng nếu chiếm dụng tiền đóng BHXH, BHTN?

Chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) hay trốn đóng BHXH, BHTN có thể bị phạt từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng là quy định mới được đề cập tại Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội,đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Dự kiến Nghị định này sẽ có hiệu lực trong năm 2018 và thay thế Nghị định 95/2013/NĐ-CPNghị định 88/2015/NĐ-CP.

Cụ thể, người sử dụng lao động có hành vi chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) hay trốn đóng BHXH, BHTN có thể bị phạt từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng

Nếu chiếm dụng tiền đóng BHXH, BHTN hoặc trốn đóng BHXH, BHTN của toàn bộ người lao động, mức phạt này sẽ là 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng BHXH, BHTN nhưng không quá 75 triệu đồng.

Ngoài ra, người sử dụng lao động còn buộc nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng.

Nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan BHXH.

Cung cấp không đầy đủ thông tin về đóng BHXH, BHTN cũng có thể bị xử phạt

Mức phạt này có thể lên đến 1 triệu đồng.

Quy định trường hợp ngoại lệ khi xử phạt hành vi vi phạm đối với lao động nữ

Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng nếu không đảm bảo việc làm cũ khi lao động nữ trở lại làm việc sau khi hết thời gian nghỉ thai sản trừ khi việc làm cũ đó không còn.

Mời các bạn xem thêm các quy định mới khác tại Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội,đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại file đính kèm.

  •  2648
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…