DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Sẽ hợp tác quốc tế trong hoạt động điều tra hình sự

Đó là nội dung quan trọng tại Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Luật này ra đời nhằm kế thừa và phát huy Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự 2004 với những điểm nổi bật như sau:

Với tình hình tội phạm xuyên quốc gia hiện nay xuất hiện nhiều, đồng thời với xu thế kinh tế thị trường mở rộng, việc hợp tác quốc tế trong quá trình điều tra là điều cần thiết vì thế, tại Luật này quy định hẳn một chương về hợp tác quốc tế trong quá trình điều tra.

Nguyên tắc hợp tác quốc tế trên cơ sở bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ:

- Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; bình đẳng, cùng có lợi.

- Bảo đảm phù hợp với quy định của Hiến pháp, pháp luật và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Hợp tác quốc tế với các hoạt động:

- Phối hợp phát hiện, ngăn chặn và điều tra, xử lý tội phạm theo quy định pháp luật và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Thu thập, nghiên cứu, trao đổi thông tin, kinh nghiệm phòng chống tội phạm.

- Phối hợp đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ về điều tra và đấu tranh phòng, chống tội phạm.

- Phối hợp tổ chức hội nghị, hội thảo về các vấn đề liên quan đến điều tra và đấu tranh phòng, chống tội phạm.

- Hợp tác, hỗ trợ về cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ, tăng cường năng lực cho Cơ quan điều tra.

Sẽ từ chối hợp tác nếu việc yêu cầu hợp tác có nội dung gây tổn hại đến độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia hoặc lợi ích quan trọng khác của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hay yêu cầu này không phù hợp với các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Bên cạnh đó, Luật cũng siết chặt các nguyên tắc điều tra, cụ thể:

- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; tôn trọng lợi ích của Nhà nước, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

- Tôn trọng sự thật, bảo đảm nhanh chóng, chính xác, khách quan, toàn diện; phát hiện làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người có hành vi phạm tội; không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội.

- Bảo đảm sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực trong việc thực hiện thẩm quyền điều tra và thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động điều tra.

- Chỉ Cơ quan điều tra và cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quy định tại Luật này được tiến hành điều tra các vụ án hình sự. (đây là nguyên tắc được giữ nguyên từ Pháp lệnh năm 2004)

- Cơ quan điều tra cấp dưới chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ của Cơ quan điều tra cấp trên.

- Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Trợ lý điều tra; Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Trợ lý điều tra phải chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước pháp luật về mọi hành vi và quyết định của mình.

Nghiêm cấm một số hành vi với 2 nhóm đối tượng

* Đối với Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Trợ lý điều tra; Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra:

- Xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và quyền, lợi ích hợp pháp của người khác trong khi tiến hành hoạt động điều tra.

- Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết các vụ án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án.

- Tư vấn cho bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án không đúng quy định của pháp luật.

- Đem hồ sơ vụ án hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ án ra khỏi cơ quan, nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền.

- Tiếp bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án mà mình có thẩm quyền giải quyết ngoài nơi quy định.

- Các hành vi vi phạm khác theo quy định pháp luật.

* Đối với tổ chức, cá nhân khác:

- Không chấp hành các quy định pháp luật, yêu cầu, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động điều tra; chống đối hoặc cản trở hoạt động điều tra.

- Lợi dụng quyền tự do, dân chủ, tín ngưỡng, tôn giáo để thực hiện hoặc lôi kéo, xúi giục, kích động người khác cản trở hoặc chống người thi hành công vụ trong hoạt động điều tra.

- Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người thi hành công vụ; xâm hại tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của lực lượng thi hành công vụ.

- Các hành vi vi phạm khác theo quy định pháp luật.

Mình sẽ cập nhật toàn văn dự thảo Luật này sớm nhất có thể.

  •  6000
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…