DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Sai tên người mẹ trên giấy khai sinh thì điều chỉnh như thế nào?

Tôi có người bạn nữ có con trai 14 tuổi, đã ly hôn 8 năm, nhưng con của cô ấy lúc khai sinh là con của bà nội vì bà nội dự định xuất ngoại để bảo lãnh con theo luôn, nhưng không đi được. Đến nay do hộ tịch không hợp lý nhà trường yêu cầu cải chính lại cho đúng nhân thân là cha mẹ ruột. Thủ tục làm thế nào? Muốn lấy họ mẹ có được không?

Theo tôi tìm hiểu thì

Thứ nhất về thủ tục thay đổi tên mẹ.

Nếu trên giấy chứng sinh ghi tên mẹ thì có căn cứ thực hiện thủ tục cải chính hộ tịch theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP:

"Điều 7. Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch

2. Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch. "

 Thủ tục thực hiện theo quy định tại Điều 28 Luật hộ tịch 2014.

Nếu giấy chứng sinh ghi tên bà nội thì việc công chức tư pháp hộ tịch ghi tên của "người mẹ" giấy khai sinh là tên bà nội là "có căn cứ", do đó không thể thực hiện "cải chính hộ tịch", trường hợp này chỉ có thể giám định lại AND và thực hiện thủ tục nhận mẹ con theo quy định tại Điều 25 Luật hộ tịch 2014

"Điều 25. Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con

1. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.

Chứng cứ chứng minh là mẹ con được thực hiện theo quy định tại Điều 11 Thông tư 15/2015/TT-BTP:

"Điều 11. Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con

Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:

1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.  (Văn bản này là kết quả giám định ADN)

Thứ hai về việc nhận họ mẹ.

Theo quy định tại Điều 26 Bộ Luật dân sự 2015:

Điều 26. Quyền có họ, tên

2. Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ.

Do đó, việc xác định họ của mẹ cho người này có thể thực hiện đồng thời khi làm lại giấy khai sinh

  •  1613
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…