DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Rút vốn trong công ty cổ phần

Vốn có vai trò sống còn đối với hoạt động của công ty, đã được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Điều lệ công ty, cho nên rút vốn về mặt pháp lý được coi là hành vi bị cấm, ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động kinh doanh của công ty vì rút vốn làm thay đổi hoàn toàn cấu trúc vốn ban đầu của công ty. Tuy nhiên trên thực tế, việc rút vốn vẫn xảy ra thường xuyên ẩn núp dưới nhiều hình thức khác nhau. Một số cổ đông góp vốn vào công ty với tư cách là các “nhà đầu tư chiến lược” hay cổ đông sáng lập, khi được tham gia vào Hội đồng quản trị, đảm nhận vị trí Giám đốc hoặc Tổng giám đốc thì ngay lập tức rút vốn khỏi doanh nghiệp bằng những thủ thuật trái pháp luật. Điển hình là vụ việc tại công ty cổ phần Cung ứng tàu biển Hải Phòng (Shipchanco) với cổ đông Đặng Thị Hồng Hải – nguyên chủ tịch Hội đồng quản trị công ty tàu biển Hải Phòng, bà Hải và ông Thẳng – nguyên Tổng giám đốc làm con dấu giả với mục đích tẩu tán tài sản, rút tiền của công ty để chi tiêu vào việc cá nhân gây thiệt hại nghiêm trọng cho cổ đông công ty và người lao động. Thêm vào đó, cổ đông lớn mượn danh nghĩa vay tiền công ty để rút vốn vẫn rất phổ biến.

Để hạn chế tình trạng rút vốn bất hợp pháp, điểm a khoản 5 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định như sau: “Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông”.

  •  2632
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…