DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Rủi ro pháp lý thường gặp phải khi khởi nghiệp

Khởi nghiệp có lẽ lần đầu được Thủ tướng nhắc đến vào năm 2012 trong Phê duyệt kế họach phát triển DN nhỏ và vừa, và bắt đầu phát triển từ năm 2015 cho đến nay.

Ông bà ta có câu “Phi thương bất phú”, quả đúng vậy, nếu không kinh doanh thì không giàu, và việc phát động khởi nghiệp là phù hợp. Phong trào khởi nghiệp có lẽ phát triển mạnh mẽ hơn cả vào năm 2015, 2016 khi mà hàng loạt các chính sách mới mở cửa, tạo thuận lợi để có thể thành lập DN, vận hành, hoạt động.

Tuy chính sách có nới lỏng, dễ dàng hơn, nhưng thực tế, mọi sự bắt đầu đều có những khó khăn nhất định, và trong số đó là những rủi ro mà thông thường khi khởi nghiệp sẽ gặp phải.

Bài viết này sẽ kể ra những rủi ro pháp lý thường gặp khi khởi nghiệp, sau đó đi vào chi tiết từng nội dung:

Đầu tiên, phải kể đến đó là rủi ro lựa chọn loại hình DN

Theo Luật doanh nghiệp 2014 thì có các loại hình DN sau đây:

1. Công ty TNHH một thành viên

2. Công ty TNHH 2 – 50 thành viên

3. Công ty cổ phần

4. Công ty hợp danh

5. Doanh nghiệp tư nhân

Thêm 02 loại hình đặc biệt nữa là hợp tác xã và hộ kinh doanh.

Lựa chọn mô hình DN là việc làm cơ bản và quan trọng khi bắt đầu thành lập DN, bởi từ đây các cơ cấu tổ chức của DN đó như thế nào, chế độ chịu trách nhiệm về vốn và nghĩa vụ tài sản khác…cũng như phân chia lợi ích trong DN.

Kế đến đó là rủi ro lựa chọn thành viên góp vốn

Rất nhiều trường hợp xảy ra khi ban đầu việc góp vốn để cùng nhau thành lập DN tương đối dễ dàng, “anh có của, tôi có công”, cùng nhau xây nên công ty, nhưng đến khi không được hay bất đồng quan điểm thì làm sao để rút vốn hoặc là người góp vốn không góp đủ vốn như thỏa thuận ban đầu…

Tiếp theo là rủi ro liên quan đến các hợp đồng, giao dịch

Nhiều DN mới thành lập thường tâm lý chủ quan, sử dụng các mẫu hợp đồng có sẵn mà quên rà soát để bổ sung, sửa đổi các nội dung cho phù hợp với mình, dẫn đến nhiều tranh chấp liên quan đến hợp đồng, giao dịch.

Rồi đến vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ

Vốn dĩ trước đây ít được nhắc tới, nhưng từ khi bắt đầu mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế thì vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ ngày càng được chú trọng.

Cuối cùng là vấn đề về chế độ kế toán và thuế

Được xem là quan trọng, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của DN.

(Còn nữa)

  •  10748
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…