DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Quyết định của Thủ tướng, Nghị quyết của HĐND, Quyết định của UBND có phải là VBQPPL không?

Tình cờ mình gặp một nhóm bạn sinh viên đang học năm 3 của một trường đại học nọ, khi được hỏi câu “Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND), Quyết định của Ủy ban nhân dân (UBND) có phải là văn bản quy phạm pháp luật không?”, thế là 98% các bạn trả lời là phải.

Mình hỏi lại tại sao “Các bạn trả lời rằng, vì Điều 4 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 có quy định hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong đó, bao gồm cả Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết của HĐND, Quyết định của UBND”

Và câu trả lời này là hoàn toàn không chính xác, bởi các bạn chỉ xem phần ngọn, mà quên đi phần gốc.

Tại Luật này có định nghĩa như sau:

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này.

Văn bản có chứa quy phạm, pháp luật nhưng được ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật.

Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

(Trích Điều 2 và Khoản 1 Điều 3 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

Chưa hết, tại Nghị định 34/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 cũng giải thích thêm những trường hợp Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân nếu có các nội dung sau sẽ không phải là văn bản quy phạm pháp luật:

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ không phải là văn bản quy phạm pháp luật trong các trường hợp sau:

- Phê duyệt chiến lược, chương trình, đề án, dự án, kế hoạch;

- Giao chỉ tiêu kinh tế - xã hội cho cơ quan, đơn vị;

- Thành lập trường đại học; thành lập các ban chỉ đạo, hội đồng, ủy ban để thực hiện nhiệm vụ trong một thời gian xác định;

- Khen thưởng, kỷ luật, điều động công tác;

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, tạm đình chỉ công tác cán bộ, công chức;

- Các quyết định khác không có nội dung sau:

+ Biện pháp lãnh đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, chế độ làm việc với các thành viên Chính phủ, chính quyền địa phương và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ;

+ Biện pháp chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các thành viên Chính phủ; kiểm tra hoạt động của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương trong việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Nghị quyết do HĐND và quyết định do UBND ban hành không phải là văn bản quy phạm pháp luật trong các trường hợp sau:

- Nghị quyết miễn nhiệm, bãi nhiệm đại biểu HĐND và các chức vụ khác;

- Nghị quyết phê chuẩn kết quả bầu cử đại biểu HĐND và bầu các chức vụ khác;

- Nghị quyết giải tán Hội đồng nhân dân;

- Nghị quyết phê chuẩn cơ cấu cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương;

- Nghị quyết thành lập, sáp nhập, giải thể cơ quan chuyên môn thuộc UBND; quyết định thành lập các ban, ban chỉ đạo, hội đồng, Ủy ban để thực hiện nhiệm vụ trong một thời gian xác định;

- Nghị quyết tổng biên chế ở địa phương;

- Nghị quyết dự toán, quyết toán ngân sách địa phương;

- Quyết định phê duyệt kế hoạch;

- Quyết định giao chỉ tiêu cho từng cơ quan, đơn vị;

- Quyết định về chỉ tiêu biên chế cơ quan, đơn vị; quyết định về khoán biên chế, kinh phí quản lý hành chính cho từng cơ quan chuyên môn thuộc UBND;

- Các nghị quyết, quyết định khác không có nội dung sau đây:

+ Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên;

+ Chính sách, biện pháp nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên; nghị quyết của HĐND cùng cấp về phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương;

+ Biện pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương;

+ Biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

+ Biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương.

+ Các nội dung khác của HĐND, UBND ở đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt

Như vậy, nếu được hỏi câu hỏi này, bạn đừng bao giờ khẳng định rằng đó là văn bản quy phạm pháp luật nhé, cần phải xem xét văn bản đó quy định vấn đề gì và trình tự, thủ tục và hình thức và thẩm quyền ban hành của văn bản đó ra sao, đã đáp ứng đầy đủ quy định pháp luật chưa thì mới xác định được đó có phải là văn bản quy phạm pháp luật không?

  •  24363
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…