DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Quy trình xử phạt vi phạm giao thông đường bộ mới nhất

>>> Tổng hợp điểm mới Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt giao thông đường bộ

>>> Tổng hợp các mức xử phạt giao thông đường bộ phổ biến áp dụng từ 01/8/2016

Biết và nắm rõ các quy định liên quan đến xử phạt giao thông đường bộ là một lợi thế cho các bạn khi tham gia giao thông. Khi hiểu rõ bạn sẽ tránh được các lỗi vi phạm không đáng có, hơn nữa, trong trường hợp bị bắt oan thì bạn cũng có lý lẽ để giải thích với phía cảnh sát giao thông.

Quy trình xử phạt vi phạm giao thông

Ngoài các quy định liên quan đến xử phạt vi phạm giao thông, thì quy trình xử phạt vi phạm giao thông cũng không kém phần quan trọng. Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn nắm rõ quy trình đó:

1. Ai được quyền dừng xe của bạn khi đang tham gia giao thông?

- Cảnh sát giao thông.

- Lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã.

- Thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành

Ngoài các lực lượng này thì các lực lượng khác không có quyền dừng xe của bạn khi đang tham gia giao thông.

2. Các trường hợp được dừng xe

Dựa vào 3 đối tượng nêu trên sẽ có các trường hợp dừng xe khác nhau:

STT

Người có quyền dừng xe

Trường hợp dừng xe

1

Cảnh sát giao thông

- Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;

- Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;

- Thực hiện kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên;

- Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;

- Tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.

2

Lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã

Chỉ trong trường hợp không có Cảnh sát giao thông đi cùng và được huy động để đảm bảo an toàn trật tự giao thông: Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm giao thông

3

Thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành

- Buộc chấm dứt hành vi vi phạm.

- Khi phát hiện phương tiện có các dấu hiệu vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình đường bộ, cụ thể như sau:

+ Vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường bộ;

+ Vượt khổ giới hạn cho phép của cầu, đường bộ;

+ Xe bánh xích lưu thông trực tiếp trên đường mà không thực hiện biện pháp bảo vệ đường theo quy định;

+ Đổ đất, vật liệu xây dựng, các phế liệu khác trái phép lên đường bộ hoặc vào hành lang an toàn đường bộ.

3. Quy trình dừng xe và thủ tục xử phạt thực tế

Thuộc trường hợp được phép dừng xe nêu trên, Cảnh sát giao thông thực hiện quy trình như sau:

Bước 1: Tuýt còi

Bước 2: Chào hỏi

Cảnh sát giao thông phải có thái độ đúng mực, ứng xử phù hợp với từng đối tượng được kiểm tra.

Lưu ý: Cảnh sát giao thông phải đeo thẻ xanh, mặc đồng phục đúng quy định.

Bước 3: Kiểm tra giây tờ

Bao gồm:

- Giấy phép lái xe

- Giấy đăng ký xe.

- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

- Các giấy tờ khác có liên quan đến người, phương tiện, hoạt động vận tải

Cảnh sát giao thông phải đối chiếu các giấy tờ này với nhau

Sau đó kiểm tra điều kiện tham gia giao thông của phương tiệncác hoạt động vận tải đường bộ như kiểm soát quy cách, kích thước hàng hóa, phương tiện vận tải, đồ vật có cất giấu tang vật…

Bước 4: Xử phạt vi phạm giao thông

Có 2 trường hợp có khả năng xảy ra:

Thứ nhất là xử phạt không lập biên bản (còn gọi là phạt tại chỗ/phạt nóng)

CSGT chỉ được phép không lập biên bản trong trường hợp sau:

- Phạt cảnh cáo.

- Phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân và 500.000 đồng đối với tổ chức.

Nếu không lập biên bản thì CSGT phải lập Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

Mẫu Quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải theo đúng quy định tại Thông tư 34/2014/TT-BCA (xem chi tiết Mẫu Quyết định tại file đính kèm)

Thứ hai là xử phạt lập biên bản (còn gọi là phạt nguội)

Không thuộc trường hợp không lập biên bản nêu trên, trường hợp này thì CSGT phải lập hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính cùng với việc giữ bằng lái xe. Và buộc bạn phải đến Kho bạc Nhà nước nộp tiền phạt mới được phép lấy lại bằng lái xe .

Hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính gồm: Biên bản vi phạm hành chính, Quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục.

Biên bản vi phạm hành chính phải theo đúng quy định tại Thông tư 34/2014/TT-BCA (xem chi tiết Biên bản tại file đính kèm)

4. Quy trình xử phạt giao thông thông qua thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ

Khác với quy trình xử phạt giao thông thực tế, quy trình xử phạt thông qua thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ bắt buộc phải lập biên bản. Thủ tục như quy trình xử phạt thực tế trong trường hợp phải lập biên bản nêu trên.

P/S: Có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến Quy trình xử phạt giao thông đường bộ, các bạn có thể đặt câu hỏi tại đây để được giải đáp.

Căn cứ pháp lý:

1. Luật xử lý vi phạm hành chính 2012

2. Luật giao thông đường bộ 2008

3. Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

4. Thông tư 01/2016/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông

5. Thông tư 02/2014/TT-BGTVT về quy trình thanh tra chuyên ngành, xử phạt vi phạm hành chính; công tác lập kế hoạch, chế độ báo cáo và quản lý nội bộ của thanh tra ngành Giao thông vận tải

6. Nghị định 27/2010/NĐ-CP quy định về việc huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết

  •  153796
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

3 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…