DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Quy định mới về làm việc 6 giờ/ngày

Sắp tới thành phố Gothenburg của Thụy Điển lên kế hoạch cho công chức làm việc chỉ 6 giờ/ngày nhưng vẫn giữ nguyên mức lương để đánh giá chất lượng và ảnh hưởng đến hạnh phúc của con người.

Hội đồng thành phố Gothenburg sẽ thí điểm với hai nhóm là “nhóm thử nghiệm” và “nhóm kiểm soát”. Công chức trong nhóm thử nghiệm sẽ làm việc chỉ 6 giờ/ngày, tức 30 giờ/tuần trong khi các đồng nghiệp của họ thuộc nhóm kiểm soát vẫn làm 40 giờ/tuần. Cả hai nhóm đều được nhận số tiền lương như nhau.

Phó thị trưởng Mats Pilhem, thuộc Đảng Cánh tả, giải thích: “Chúng tôi sẽ so sánh hai xu hướng. Chúng tôi hi vọng công chức sẽ ít xin nghỉ bệnh hơn và cảm thấy tinh thần lẫn thể chất khỏe mạnh hơn khi ngày làm việc ngắn hơn”.
 
 
Ông Pilhem cho rằng cách làm này sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn vì ông từng nhận thấy ca làm việc dài dẫn đến làm việc kém hiệu quả. Ở một số ngành nghề như chăm sóc người già, vấn đề không phải thiếu nhân lực mà do người ta làm việc thiếu hiệu quả trong một ca làm việc dài. Thêm vào đó, ông Pilhem chỉ ra ví dụ tại một nhà máy sản xuất xe hơi ở Gothenburg, nơi gần đây đã thử nghiệm ca làm việc sáu giờ và kết quả được nói là đáng khích lệ.
 
Người phát ngôn chính sách kinh tế của Đảng Cánh tả Ulla Anderson còn cho rằng ngày làm việc sáu giờ sẽ đem lại nhiều cơ hội việc làm hơn và nhiều người sẽ tham gia công việc.
 
Tuy nhiên, ý tưởng trên cũng vấp phải nhiều ý kiến chỉ trích. Bà Maria Ryden, thuộc Đảng Ôn hòa ở Gothenburg, cho rằng kế hoạch giảm giờ làm là “không thật lòng và chỉ là một mánh khóe dân túy” để chuẩn bị cho các cuộc bầu cử sắp tới.
 
 
Thực tế nhiều nơi khác ở Thụy Điển từng thử nghiệm rút ngắn thời gian làm việc nhưng xem ra chưa thành công. Theo Daily Mail, trong vòng 16 năm, 250 công chức ở hội đồng thành phố Kiruna (cũng thuộc Thụy Điển) đã làm việc theo ca 6 giờ/ngày. Tuy nhiên, chính sách này bị bãi bỏ năm 2005 sau một báo cáo cho thấy nó không có chút tác động nào tới sức khỏe. Ở một số nghề như chăm sóc trẻ em, việc rút ngắn giờ làm gây thiệt hại về tài chính khi việc thuê người lao động tạm thời trở nên quá đắt.
 
Tân Hoa xã dẫn lời chuyên gia Thomas Bjorklund cho rằng nếu ngày làm việc sáu giờ được thực hiện thì người lao động sẽ không có thời gian nghỉ ngơi giữa giờ. Thay vào đó, ông đề xuất tuần làm việc bốn ngày để người lao động có thêm thời gian rảnh rỗi với gia đình.

Theo tuoitre.vn

  •  7038
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…