DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Quy định của pháp luật về vấn đề giải thể chi nhánh doanh nghiệp

- Theo đòi hỏi của thực tế về việc mở rộng thị trường kinh doanh, hiện nay các doanh nghiệp có xu hướng mở ra thêm các chi nhánh trên nhiều địa bàn, chi nhánh hoạt động theo ủy quyền của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những vấn đề còn tồn đọng, đồng thời nhận các hợp đồng mới, phụ trách marketing hay tìm kiếm thêm đối tác cho doanh nghiệp mẹ…

- Tuy nhiên thực tế đôi lúc không như mong đợi, nhiều chi nhánh ra đời hầu như chỉ dùng cho mục đích thuê văn phòng làm việc mà không thực hiện các hoạt động kinh doanh đã đề ra của doanh nghiệp một cách hiệu quả, dẫn tới nhu cầu giải thể chi nhánh để giảm bớt sức ép về thuế của doanh nghiệp. Liên quan tới vấn đề này, Luật doanh nghiệp 2014 quy định như sau:

-  Theo khoản 2 Điều 206 Luật Doanh nghiệp và Điều 60 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, hồ sơ bao gồm:

+ Thông báo về việc chấm dứt hoạt động Chi nhánh/VPĐD (phụ lục III-3 Thông tư 14/2010/TT-BKH ngày 04/6/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Biên bản họp và Quyết định của doanh nghiệp về giải thể chi nhánh (hoặc quyết định thu hồi Giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền);

Xác nhận không nợ thuế theo Quyết toán đã duyệt đến thời điểm giải thể chi nhánh, VPĐD (nếu trụ sở chi nhánh, VPĐD ở khác tỉnh, thành phố với trụ sở chính của doanh nghiệp): Trước khi nộp hồ sơ giải thể chi nhánh phải nộp số hoá đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng chưa sử dụng; Nộp các khoản nợ Thuế … (nếu có) => xin giấy xác nhận tại cơ quan thuế về việc doanh nghiệp đã hoàn thành các nghĩa vụ thuế

Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế, của chi nhánh và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;

Danh sách người lao động và quyền lợi tương ứng hiện hành của người lao động;

Bản chính Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh;

Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ Giấy chứng nhận đầu tư/ Giấy phép đầu tư của doanh nghiệp.

Giấy chứng nhận đã nộp con dấu hoặc văn bản xác nhận chưa khắc dấu chi nhánh, VPĐD (đối với trường hợp chưa khắc dấu): trước khi nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ nộp con dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu (nếu có) cho cơ quan công an và đồng thời xin giấy xác nhận huỷ con dấu

- Quy trình đăng ký giải thể chi nhánh:

Xác nhận tại cơ quan thuế về việc doanh nghiệp đã hoàn thành các nghĩa vụ thuế;

+ Làm thủ tục hủy dấu của chi nhánh (nếu có);

+ Thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh tại sở kế hoạch đầu tư tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đăng ký hoạt động chi nhánh.

– Doanh nghiệp có chi nhánh đã bị giải thể chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng, thanh toán các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, của chi nhánh và tiếp tục sử dụng lao động hoặc giải quyết đủ quyền lợi hợp pháp cho người lao động đã làm việc tại chi nhánh theo quy định của pháp luật.

– Trong thời hạn 7 – 15 ngày làm việc (theo quy định của Sở KHĐT), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ giải thể chi nhánh, cơ quan đăng ký kinh đoanh hoặc cơ quan nhà nước quản lý đầu tư có thẩm quyền thông báo với cơ quan thuế và cơ quan công an về việc giải thể chi nhánh doanh nghiệp; đồng thời xóa tên chi nhánh trong sổ đăng ký hoạt động chi nhánh, nếu cơ quan thuế và cơ quan công an không có yêu cầu khác.

----

Với quy trình như hiện nay, đang có một sức ép lớn về tồn đọng hồ sơ đè lên Sở Kế Hoạch – Đầu Tư. Hy vọng trong tương lai, quy trình đăng ký giải thể doanh nghiệp sẽ ngày càng được hoàn thiện hơn để vừa giảm tải được sức ép lên Sở Kế hoạch – Đầu tư vừa là cơ chế hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. 

  •  4272
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…