DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Qua hôm nay vẫn là hôm nay

“Qua hôm nay vẫn là hôm nay” – đây là điều ngắn gọn và đúng nhất khi nói về Việt Nam. Hầu như ai cũng nghĩ qua hôm nay sẽ là ngày mai. Tuy nhiên, ngày mai chẳng có điều gì khác ngày hôm nay thì có đáng để gọi là ngày mai hay không?

Thật sự chúng ta đang nhầm tưởng trong đơn vị thời gian, đang dậm chân tại chỗ, vui vẻ bằng quá khứ, tưởng chừng qua hôm nay sẽ là ngày mai nhưng hôm nay vẫn mãi là hôm nay.

“Nếu hôm nay xấu mà mãi đứng ở hôm nay thì sự xấu cứ trải dài, nếu hôm nay đẹp mà mãi đứng ở hôm nay thì rõ là ngộ nhận cái đẹp. Bởi vậy, hãy bước thật mạnh để qua ngày mai."

Chúng ta đang tự hào về: câu chuyện 38 năm trước (Giải phóng hoàn toàn miền nam, giang sơn quy về một mối), 59 năm trước (Chiến thắng Điện Biên Phủ vang danh thế giới), 68 năm trước (Cách mạng tháng 8 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa), thậm chí xa hơn là Ngọc Hồi Đống Đa, Bạch Đằng, Hai Bà Trưng. Nhưng thử hỏi 30 năm sau: con cháu ta sẽ tự hào về cha ông nó về chuyện 30 năm trước hay 68, 89, 98, mấy trăm, mấy ngàn năm trước?  Xin đừng để hôm nay vẫn mãi là hôm nay. Sau đây là những câu chuyện có thật về “Qua hôm nay vẫn là hôm nay” của Việt Nam:

Pháp luật

Hệ thống văn bản pháp luật còn chồng chéo lên nhau.

Chính phủ thường chậm trễ trong việc ban hành văn bản hướng dẫn.

Nhiều quy định không phù hợp với thực tiễn, gây bất lợi cho nhân dân.

Tư pháp

Hiện tượng tồn đọng án vẫn kéo dài, oan sai vẫn hiện hữu.

Bản án của tòa chưa được công khai một cách toàn diện để minh bạch quá trình xét xử.

Ngân sách

Nợ công ngày một gia tăng, đặt gánh nặng lên vai thế hệ tương lai.

Giao thông

Tai nạn, ùn tắc giao thông vẫn cứ thế diễn ra hàng ngày, không hề giảm thậm chí còn gia tăng.

Hiện tượng ổ gà, ổ voi, biển báo đặt không hợp lý vẫn diễn ra như thường.

Thu phí đường bộ theo kiểu phí chồng phí.

Giáo dục

Hệ thống giáo dục bế tắc muôn trùng, học sinh ngồi nhầm lớp cứ diễn ra (sáng ngồi lớp 7 tối ngồi lớp 3).

Giám thị để thí sinh quay cop bài một cách ngang nhiên trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông.

Trường đại học thì mở ra như nấm mọc sau mưa, sinh viên ra trường chẳng có thực tế và dẫn đến hiện trạng thất nghiệp.

Một số giáo viên lên lớp không dạy qua loa sơ sài, để dành “kiến thức” và việc dạy thêm, bắt học sinh học thêm.

Văn hóa

Thờ ơ trước cảnh người khác bị gặp nạn, như: tai nạn giao thông, trộm cướp,…

Hình ảnh ăn xin cứ tiếp diễn hằng ngày, giả danh người gặp khó khăn, bệnh tật, thậm chí là thầy chùa để hành nghề.

Phim ảnh, báo đài theo xu hướng “lá cải” nên ảnh hưởng đến nhận thức và nhân cách của giới trẻ.

Ca sĩ ăn mặc một cách lố lem, phô “hàng” ngày một nhiều và thách đố mức phạt quá thấp hiện nay.

Thể thao

Bóng đá nam cứ dậm chân tại chỗ, thậm chí còn đi xuống trong những năm qua.

Cầu thủ, khán giả còn coi thường trọng tài, sẵn sàng hành hung trọng tài khi cho rằng mình bị bắt ép.

Trọng tài tham gia dàn xếp tỉ số, nhận hối lộ, đạo đức nhiều người còn ở mức kém.

Lợi dụng bóng đá để kiếm lời bất chấp danh dự của quốc gia: đương cử vụ “thách giá thuê sân Mỹ Đình”.

Những trận đá bóng thường xuyên trở thành nơi đánh võ.

Du lịch

Nền du lịch theo kiểu manh mún, không có hệ thống phát triển mạnh mẻ.

Tình trạng “chặt chém” khách cứ diễn ra như thường như thể không có thuốc chữa.

Ngân hàng

Tình trạng ngân hàng đầy “nợ xấu”.

Gây khó khăn cho doanh nghiệp trong câu chuyện tiếp cận vốn.

Nhiều ngân hàng hành xử một cách “giang hồ” đối với “con nợ” trong thời điểm khó khăn.

Lao động

Quyền đình công của người lao động bị hạn chế bởi quy định trớ trêu “muốn đình công phải được sự đồng ý của người sử dụng lao động”.

Thất nghiệp vẫn còn nhiều, nhiều nơi trẻ chưa đủ tuổi lao động đã phải đi làm.

Xây dựng

Quy hoạch đô theo kiểu dự án treo, khiến người dân rơi vào cảnh “màn trời chiếu đất”.

Nhà vệ sinh "dát vàng" làm xôn xao dư luận về câu chuyện "lãng phí" hay "tham nhũng".

Nông nghiệp

Rủi ro của nông dân là rất lớn nhưng chưa có chính sách hỗ trợ, khuyến khích tương xứng từ nhà nước

Sản phẩm nông nghiệp cứ mặc cho thương nhân ép giá.

Y tế

Bệnh viện quá tải, bác sĩ nhận phong bì cứ như thế mà hoành hành.

Bảo hiểm y tế đôi khi bị phân biệt đối xử, và người có bảo hiểm y tế lại bị kì thị và gây khó khăn.

Bác sĩ tắc trách làm bệnh nhân chết hoặc tình trạng sức khỏe thêm nguy hiểm hơn.

Tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm không được đảm bảo.

Kinh tế

Tập đoàn nhà nước làm ăn không hiệu quả, vinalines và vinashin mang nợ về cho nước nhà. Quản lý nhà nước còn yếu kém, khủng hoảng kinh tế cứ diễn ra, lạm phát cứ tăng, tốc độ phát triển kinh tế thấp.

Công an

Hiện tượng mãi lộ cứ tiếp diễn.

Công an đánh người thỉnh thoảng vẫn xảy ra, thậm chí kẻ đang bị truy nã mà vẫn được vào ngành công an.

Báo chí

Nhiều báo chí đưa tin sai lệch vẫn cứ hoạt động động.

Hiện tượng ăn cắp tin bài một cách trắng trợn của nhiều báo nhưng không hề bị xử lý.

Tính mạng của nhà báo còn bị đe dọa.

Tài nguyên, môi trường

Khai thác tài nguyên một cách không khoa học, dẫn đến thô lỗ và ô nhiễm môi trường.

Doanh nghiệp sản sinh chất thải phá hoại môi trường nhưng không bị xử lý chính đáng.

Đương cử Vedan phá hoại môi trường vẫn cứ sống trơ trơ đến giờ.

Quản lý thị trường

Mũ bảo hiểm giả, áo ngực giả, hàng giả… vẫn cứ tràn lan ngoài thị trường.

Hàng lậu vẫn đổ xô vào Việt Nam một cách đơn giản nhưng lại qua mặt được quản lý thị trường.

Thương mại

Thương mại quốc tế vẫn theo thói quen nguy hại “Mua CIF, Bán FOB” nên dễ xảy ra rủi ro cho doanh nghiệp, ngành vận tải biển điêu đứng, bảo hiểm không phát triển, làm chảy những đồng ngoại tệ hiếm hoi của đất nước về phía nước ngoài.

 

  •  5929
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…