DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Phân chia tài sản ba mất không để lại di chúc

Ba tôi mất năm 2013, hiện còn mẹ và 6 người con (3 gái, 3 trai). Mẹ tôi bị tai biến và sống đời sống thực vật đã gần 8 năm. Tài sản do ba tôi đứng tên gồm: 30 mẫu đất rẫy và ruộng, 1 căn nhà mặt phố, 2 phần đất hẻm, 1 chiếc xe hơi. Ba tôi mất không để lại di chúc. Hiện gia đình đã bàn bạc và chia 18 mẫu đất cho 6 người con. Mỗi người đang sở hữu 3 mẫu nhưng vẫn còn dưới tên của ba tôi. Em tôi (người thứ 3) lấy lý do là nuôi mẹ tôi nên trành giành lấy 12 mẫu còn lại và nói khi nào mẹ tôi mất mới chia cho 3 người con gái (mỗi người thêm 1 mẫu) và còn 9 mẫu còn lại cho 3 người con trai (lý do là đất hương quả).

Lúc sinh thời, ba tôi có nói là phần nhà đất mặt phố để lại cho người em trai út của tôi. 1 phần đất hẻm chia đều cho tôi và người con thứ 5. Phần đất hẻm còn lại chia cho 2 người con gái. Riêng người em thứ 3 của tôi hiện đang ở riêng trên 1 căn nhà tính cả sân vườn gần 500m2. 

Hiện nay, anh em chúng tôi bất hòa, chia thành 2 nhóm. Ngay cả phần đất hẻm ba tôi hứa cho tôi và người con thứ 5 thì hiện nay em tôi - người thứ 3 muốn chia phần đó làm 7 (mẹ tôi 1 phần trong đó). Nhưng phần đất chỉ có 10m ngang. Tôi từ nhỏ đã sống xa gia đình để đi làm ăn xa. Khoảng 10 năm nay tôi về lại quê hương nhưng cũng không sống cùng ba mẹ. Lúc ba tôi mất thì gia đình có 4 người con cùng sống chung (trừ người con thứ 3). Nhưng không ai nuôi dưỡng ba tôi cả vì ông tự chủ về kinh tế và chu cấp toàn bộ số tiền cho 5 người con (trừ tôi). Nên khi ba tôi mất, tôi dường như không có quyền phân chia tài sản dù tôi là người con đầu.

Trong trường hợp mẹ tôi bị tai biến như vậy, hoàn toàn không biết gì và sống đời sống thực vật như vậy thì chúng tôi có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất riêng không? Tôi không nằm trong hộ khẩu của ba tôi thì tôi có bị thiệt thòi gì không? Vì tôi tách hộ khẩu từ rất lâu. Không ai nuôi dưỡng ba tôi hết dù 4 người con còn lại sống chung thì khi tôi khởi kiện, họ có thể dùng lý do tôi không ở chung và không phụng dưỡng để tôi không được chia tài sản hoặc được chia ít hơn không?

Nếu tôi khởi kiện thì tôi phải đóng những phí gì? Nếu tôi thắng cuộc, tôi có được hoàn phí không? Hay nếu tôi thua cuộc thì phải chịu phí là bao nhiêu? Tôi chỉ muốn lấy đúng phần đất của mình theo luật thừa kế không di chúc thì tôi có quyền chỉ đóng những phí liên quan đến phần đất của tôi hay không? Hay tôi phải đóng tất cả phí cho toàn bộ tài sản của ba tôi đứng tên?

Ba tôi có mua 1 chiếc xe hơi trị giá 700 triệu vào năm 2007. Hiện tại, người em thứ 3 của tôi đang sử dụng và định giá chiếc xe chỉ 250 triệu và chia làm 7. Tôi không đồng ý số tiền được này và có nói mua lại 350 triệu nhưng em tôi không chịu và nhất quyết để sử dụng. Tôi chỉ muốn em tôi định giá 300 triệu và chia đồng đều cho 7 người nhưng em tôi không đồng ý và cũng chưa gửi trả số tiền chia chác này cho tôi. Vậy tôi có thể khởi kiện chiếc xe này hay không? Ba tôi cũng đứng tên chiếc xe này.

Luật sư cho tôi hỏi, tất cả các tài sản nếu được pháp luật chia đồng đều thì được định giá như thế nào? Và bởi cơ quan tổ chức nào? Thí dụ căn nhà mặt phố em út tôi đang ở, người em thứ 3 đang có ý định muốn tranh giành căn nhà này vì nó có giá trị gần 9 tỷ. Vậy nếu trong trường hợp chia đồng đều thì chúng tôi phải bán căn nhà này đi và chia đều số tiền hay sao? Và cả 2 phần đất hẻm nữa.

Nếu trong 6 người con, có 1 người không đồng ý thì 5 người còn lại có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không? Và trường hợp mẹ tôi bệnh như vậy thì phải đến khi mẹ tôi mất chúng ta mới được quyền phân chia hay được quyền lăn dấu tay của mẹ tôi?

Gia đình nhà tôi lúc nào cũng sống trong căng thẳng và áp lực vì tranh giành. Tôi hi vọng luật sư sẽ tư vấn cho tôi chi tiết các quá trình pháp lý liên quan. Xin chân thành cám ơn luật sư.

  •  4573
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…