DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Những quy định cần biết về biển số nhà

Gần đây, Dân Luật nhận được một số câu hỏi liên quan đến biển số nhà, chẳng hạn như nhà như thế nào mới được cấp biển số nhà? Thủ tục cấp biển số nhà ra sao? Thấy nhiều ngôi nhà ở các con đường bị đánh lộn xộn, vậy thì có việc đánh số nhà có theo quy tắc nào không?...Rất nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề này.

Xung quanh những câu hỏi đó, là thực trạng hiện nay ở các vùng ven như Bình Tân, Nhà Bè…thuộc TP.HCM xuất hiện nhiều biển số nhà “siêu xuyệt” khiến người dân điên đầu và nói không phải gỡ chứ gọi xe cấp cứu đến nơi chắc tiêu luôn…và lắm thứ bất tiện xung quanh những biển số nhà “siêu xuyệt” này.

Những quy định cần biết về biển số nhà

Sau đây, Dân Luật chia sẻ Những quy định cần biết về biển số nhà, giúp cho các bạn phần nào hiểu được quy luật đánh số nhà, việc gắn biển số nhà ra sao, cũng như các quy định liên quan cần thiết khác.

1. Văn bản pháp luật nào quy định về biển số nhà?

Nếu nói về quy tắc đánh số nhà và gắn biển số nhà, bạn hãy xem Quyết định 05/2006/QĐ-BXD. Đó chỉ mới là hướng dẫn của Bộ Xây dựng thôi, bạn cần phải xem thêm hướng dẫn của địa phương nữa. Dưới đây là văn bản hướng dẫn biển số nhà của 63 tỉnh thành trong cả nước:

Tỉnh thành

Văn bản quy định

Tỉnh thành

Văn bản quy định

An Giang

41/2007/QĐ-UBND

Khánh Hòa

 

Bà Rịa - Vũng Tàu

 

Kiên Giang

15/2007/QĐ-UBND

Bắc Giang

 

Kon Tum

 

Bắc Kạn

2335/2012/QĐ-UBND

Lai Châu

 

Bạc Liêu

06/2007/QĐ-UBND

Lâm Đồng

25/2013/QĐ-UBND

Bắc Ninh

 

Lạng Sơn

 

Bến Tre

 

Lào Cai

 

Bình Định

 

Long An

 

Bình Dương

108/2007/QĐ-UBND

Nam Định

 

Bình Phước

12/2008/QĐ-UBND

Nghệ An

 

Bình Thuận

47/2010/QĐ-UBND

Ninh Bình

 

Cà Mau

12/2009/QĐ-UBND

50/2015/QĐ-UBND

Ninh Thuận

18/2007/QĐ-UBND

Cần Thơ

56/2008/QĐ-UBND

Phú Thọ

 

Cao Bằng

 

Phú Yên

1966/2011/QĐ-UBND

Đà Nẵng

84/2006/QĐ-UBND

Quảng Bình

02/2007/QĐ-UBND

Đắk Lắk

25/2010/QĐ-UBND

Quảng Nam

 

Đắk Nông

12/2008/QĐ-UBND

Quảng Ngãi

10/2009/QĐ-UBND

Điện Biên

 

Quảng Ninh

 

Đồng Nai

74/2006/QĐ-UBND

25/2008/QĐ-UBND

Quảng Trị

 

Đồng Tháp

 

Sóc Trăng

35/2008/QĐ-UBND

Gia Lai

37/2013/QĐ-UBND

Sơn La

 

Hà Giang

 

Tây Ninh

34/2007/QĐ-UBND

Hà Nam

 

Thái Bình

 

Hà Nội

04/2014/QĐ-UBND

Thái Nguyên

62/2008/QĐ-UBND

Hà Tĩnh

 

Thanh Hóa

 

Hải Dương

 

Thừa Thiên Huế

34/2011/QĐ-UBND

37/2013/QĐ-UBND

Hải Phòng

 

Tiền Giang

15/2007/QĐ-UBND

Hậu Giang

17/2009/QĐ-UBND

Trà Vinh

15/2008/QĐ-UBND

05/2010/QĐ-UBND

Hòa Bình

 

Tuyên Quang

 

TP.HCM

22/2012/QĐ-UBND

Vĩnh Long

08/2008/QĐ-UBND

Hưng Yên

 

Vĩnh Phúc

 

 

 

Yên Bái

 

Tương tự với quy định lệ phí cấp biển số nhà, Thông tư 02/2014/TT-BTC quy định mức trần về lệ phí cấp mới, cấp lại biển số nhà, phía Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành các Nghị quyết hướng dẫn chi tiết về lệ phí cấp mới, cấp lại biển số nhà.

2. Nhà như thế nào mới được cấp biển số nhà?

Đó là nhà có giấy phép xây dựng. Cụ thể bao gồm:

- Nhà để ở, công trình xây dựng có giấy phép xây dựng theo đúng quy định pháp luật.

- Nhóm nhà, ngôi nhà và tầng nhà, căn hộ, số cầu thang của nhà chung cư.

3. Số nhà được đánh theo quy tắc nào?

Có 3 loại nhà: 1 – nhà mặt đường, nhà trong ngõ, trong ngách, 2 – nhà chung cư, 3 – nhà trong nhóm nhà. Vì vậy, quy tắc đánh số nhà cũng theo 3 loại trên:

Loại 1: Nhà mặt đường, nhà trong ngõ, nhà trong ngách

Hãy nhớ quy tắc “bên trái là số lẻ và bên phải là số chẵn”, đi từ nhỏ đến lớn theo dãy số tự nhiên (1, 2, 3,..n) theo chiều từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, từ Đông Bắc sang Tây Nam, từ Đông Nam sang Tây Bắc được mô phỏng theo hình ảnh sau:

chiều đánh số nhà

Riêng đối với hẻm (ngõ), hẻm phụ (ngách) thì chiều đánh số nhà như sau:

- Đối với hẻm (ngõ) chỉ có một đầu thông ra đường thì chiều đánh số nhà từ nhà đầu hẻm (ngỏ) sát với đường đến nhà cuối hẻm (ngõ). Mô phỏng như hình sau:

hình 2

- Đối với hẻm (ngõ) thông ra hai phía đường thì chiều đánh số nhà từ đầu hẻm (ngõ) sát với đường mà hẻm (ngõ) mang tên đến cuối hẻm (ngõ) bên kia.

- Đối với hẻm phụ (ngách) chỉ thông ra một hẻm (ngõ) thì chiều đánh số từ nhà đầu hẻm phụ (ngách) sát với hẻm (ngõ) đến nhà cuối hẻm phụ (ngách).

2 trường hợp này được mô phỏng như hình sau:

hình 3

Loại 2: Nhà chung cư

Quy luật chiều đánh số nhà tương tự như với nhà mặt đường. Tuy nhiên, bổ sung thêm các quy tắc sau:

- 2 chữ số hàng chục và hàng đơn vị chỉ số căn hộ. 2 chữ số hàng nghìn và hàng trăm chỉ tầng nhà có căn hộ đó.

Ví dụ: căn hộ chung cư có số 1205, được chú thích như sau:

1

2

0

5

Số tầng

Số nhà

Nghĩa là: căn hộ chung cư này ở tầng thứ 12 và căn hộ số 05.

- Nếu nhà chung cư có 1 cầu thang ở giữa, hành lang ở giữa hoặc không có hành lang thì chiều đánh số theo chiều quay kim đồng hộ, bắt đầu từ căn hộ đầu tiên bên trái của người bước lên tầng nhà đó.

- Nếu nhà chung cư có nhiều cầu thang thì chọn cầu thang tiếp giáp với lối đi vào.

- Đánh số tầng nhà chung cư theo quy tắc lấy chiều từ tầng dưới lên trên, bắt đầu từ tầng 1 (không tính tầng hầm) theo dãy số tự nhiên (1, 2, 3…n). Có thể đặt tầng trệt thay cho tầng 1, khi đó tầng tiếp theo sẽ là tầng 1, tầng 2,…tầng n-1.

- Đối với tầng hầm thì theo nguyên tắc lấy chiều từ tầng hầm trên cùng xuống tầng hầm phía dưới, bắt đầu từ tầng hầm gần nhất tầng 1 hoặc tầng trệt theo dãy số tự nhiên (1, 2, 3,…n), để phân biệt với tầng nhà và tầng hầm thì thêm ký hiệu N hoặc H trước số tầng. Ví dụ tầng N1, N2, N3…hoặc H1, H2, H3…

Loại 3: Nhà trong nhóm nhà (Khu dân cư, cư xá)

Nghĩa là trong một khu có nhiều nhà tạo thành các nhóm nhà, mà lối đi giữa các nhóm này không được đặt tên (đường, phố, ngõ, ngách) thì cần phải đánh tên nhóm nhà, cụ thể:

- Tên nhóm nhà được đánh bằng chữ cái in hóa tiếng Việt theo thứ tự A, B, C…theo nguyên tắc sắp xếp nhà trong khu vực đó.

- Nếu khu nhà có một biển số nhà thì nhóm nhà được đánh bắt đầu từ nhà nằm gần lối đi tiến dần vào phía cuối khu nhà.

- Nếu nhóm nhà nằm 2 bên trục đường giao thông nội bộ thì theo quy tắc bên trái là A, C, Đ, G, I…và nhóm nhà bên phải là B, D, E, H, K…

Dựa trên tên nhóm nhà, việc đánh tên nhà trong nhóm nhà như sau:

Được ghép bởi tên nhóm nhà và số thứ tự của ngôi nhà được đánh theo dãy số tự nhiên 1, 2, 3,…n theo nguyên tắc sắp xếp của các ngôi nhà đó.

Một số lưu ý về việc đánh số nhà ở những nơi có mật độ nhà ở nhiều như Hà Nội, TP.HCM:

- Tại TP.HCM: Số nhà trong hẻm chính gồm số hẻm chính và số thứ tự của căn nhà đó, giữa số hẻm và số nhà cách nhau bằng dấu gạch nghiêng (hay còn gọi là xuyệt) (/) để bắt đầu. Số thứ tự căn nhà được đánh theo quy tắc “bên trái số lẻ và bên phải số chẵn” và theo chiều đánh số như trên đã nói.

Việc này cũng áp dụng tương tự như đối với hẻm phụ.

Ví dụ:

- Nhà số 21 thuộc hẻm 54 thì số nhà sẽ là 54/21.

- Nhà số 12 thuộc hẻm chính 58, hẻm phụ 16 thì số nhà sẽ là 58/16/12.

- Nhà số 15 thuộc hẻm chính 61, hẻm phụ 8, hẻm cụt 4 thì số nhà sẽ là 61/8/4/15.

- Tại Hà Nội: áp dụng theo quy tắc trên theo thứ tự ngõ/ngách/hẻm.

4. Thủ tục cấp biển số nhà ra sao?

Bước 1: Chủ sở hữu làm Đơn đề nghị cấp, đổi biển số nhà nộp lên UBND huyện/quận/thị xã và nộp lệ phí cấp, đổi biển số nhà.

Bước 2: Sau khi xác nhận thông tin, UBND cấp Giấy chứng nhận số nhà theo mẫu. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận tùy thuộc mỗi địa phương.

Lưu ý: Giấy chứng nhận số nhà được sử dụng khi cá nhân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức làm thủ tục liên quan đến địa chỉ và không có giá trị công nhận quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng.

5. Lệ phí cấp biển số nhà

- Trường hợp cấp mới: không quá 45.000 đồng/1 biển số nhà.

- Trường hợp cấp lại: không quá 30.000 đồng/1 biển số nhà.

HĐND cấp tỉnh quyết cụ thể lệ phí này.

6. Một số lưu ý khi gắn biển số nhà

- Mỗi căn nhà/căn hộ được gắn 1 biển số nhà.

- Trường hợp thay đổi biển số nhà, thì biển số nhà cũ vẫn giữ nguyên, đồng thời gắn thêm biển số nhà mới.

- Trường hợp 1 căn nhà có nhiều cửa ra vào từ nhiều đường, phố, hẻm, hẻm cụt khác nhau thì biển số nhà được gắn ở phía cửa đi chính.

- Nếu nhà ở cửa chính ở tại góc 2 đường, phố, hẻm, hẻm cụt thì được đánh số và gắn biển theo đường, phố, hẻm, hẻm cụt lớn hơn.

- Biển số nhà được gắn tại mặt tiền nhà, giữa phần cột hoặc tường, bên trái cửa đi chính, theo chiều từ phía ngoài vào nhà, tại độ cao 2.5m so với độ cao vỉa hè.

Gắn biển số nhà

- Nếu nhà có hàng rào thì gắn tại trụ sở cổng chính, bên trái, theo chiều từ phía ngoài vào nhà với độ cao 2m so với vỉa hè.

gắn biển số nhà có hàng rào

  •  116294
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…