DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Những điều Thẩm phán không được làm

Tòa án nhân dân tối cao vừa công bố Dự thảo Bộ quy tắc đạo đức dành riêng cho Thẩm phán, theo đó, Thẩm phán cần đảm bảo tính độc lập, sự vô tư, khách quan, sự liêm chính, sự công bằng, bình đẳng, sự đúng mực, sự tận tụy và không chậm trễ, năng lực và cả sự chuyên cần.

Trong ứng xử, Thẩm phán không được làm những điều sau đây:

1. Khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Thẩm phán

- Những điều Đảng viên không được làm;

- Những việc pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm;

- Tư vấn cho bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ việc hoặc những việc khác không đúng quy định của pháp luật;

- Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án;

- Đem hồ sơ vụ án hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ án ra khỏi cơ quan, nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền;

- Tiếp bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án mà mình có thẩm quyền giải quyết không đúng nơi quy định;

- Sách nhiễu, trì hoãn, chậm trễ, gây khó khăn, phiền hà cho người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng;

- Làm sai lệch hồ sơ, kết quả giải quyết vụ việc; ra quyết định, bản án trái pháp luật; truy ép, gợi ý cho người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng trình bày sự việc theo ý muốn chủ quan của mình hoặc của người khác;

- Tiết lộ bí mật Nhà nước, bí mật công tác của mình và của cán bộ, công chức khác thuộc Tòa án và các ngành khác;

- Tiết lộ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư của bị can, bị cáo, đương sự và những người tham gia tố tụng khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Tại cơ quan, đơn vị của mình

- Đối với Thẩm phán là cán bộ lãnh đạo, quản lý:

+ Lạm quyền, vượt quyền;

+ Đùn đẩy trách nhiệm cho người khác;

+ Trù dập cán bộ, công chức;

+ Vi phạm quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị.

- Đối với Thẩm phán là công chức Tòa án:

+ Lợi dụng việc góp ý, phê bình làm tổn hại đến danh dự, uy tín của cán bộ lãnh đạo, quản lý và đồng nghiệp;

+ Vi phạm quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị.

3. Đối với các cơ quan, tổ chức có quan hệ công tác và thông tấn, báo chí

Cung cấp bản án, quyết định cho các cơ quan, tổ chức có quan hệ công tác và thông tấn, báo chí, trừ thông qua các hình thức công khai bản án, quyết định của Tòa án đã được pháp luật quy định.

4. Tại nơi cư trú

Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi cư trú; không tham gia, xúi giục, kích động, bao che các hành vi trái pháp luật.

5. Tại gia đình

- Để bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con, anh, chị, em ruột lợi dụng danh nghĩa của bản thân để vụ lợi cho gia đình và bản thân.

- Tổ chức cưới hỏi, ma chay, mừng thọ, sinh nhật, tân gia và các việc khác xa hoa, lãng phí hoặc để vụ lợi.

6. Tại nơi công cộng

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi khi tham gia các hoạt động xã hội.

- Tiếp tay hoặc bao che cho hành vi vi phạm pháp luật.

Xem chi tiết Dự thảo Bộ quy tắc đạo đức dành riêng cho Thẩm phán tại file đính kèm.

  •  30062
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…