DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Những điều doanh nghiệp cần phải biết từ ngày 01/7/2016

>>> Danh sách hơn 3.500 giấy phép con bị bãi bỏ từ 01/7/2016

Chào các bạn, ngày 01/7/2016 tới đây, khi quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 chính thức có hiệu lực, hàng loạt chính sách mới sẽ thay đổi tương ứng với quy định tại Luật này.

Do vậy, việc vận hành và áp dụng văn bản pháp luật đặc biệt là đối với các doanh nghiệp hiện nay đang là mối quan tâm hàng đầu.

Nhằm giúp cho doanh nghiệp tránh được các rủi ro liên quan đến vấn đề pháp lý, Dân Luật sẽ giúp các bạn tổng hợp lại các quy định mới liên quan đến doanh nghiệp được áp dụng từ thời điểm này.

Những điều doanh nghiệp cần phải biết từ 01/7/2016

1. Các văn bản pháp luật được áp dụng

A. Luật doanh nghiệp 2014

- Nghị định 78/2015/NĐ-CPThông tư 20/2015/TT-BKHĐT: đăng ký doanh nghiệp.

- Nghị định 81/2015/NĐ-CP: công bố thông tin doanh nghiệp nhà nước.

- Nghị định 96/2015/NĐ-CPThông tư 04/2016/TT-BKHĐT: quản lý, sử dụng con dấu và đăng ký doanh nghiệp xã hội.

- Thông tư 127/2015/TT-BTC: cấp mã số DN mới thành lập và phân công cơ quan quản lý thuế.

- Nghị định 50/2016/NĐ-CP: xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế họach đầu tư.

B. Luật đầu tư 2014

- Nghị định 15/2015/NĐ-CP, Thông tư 02/2016/TTBKHĐTThông tư 55/2016/TT-BTC: đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

- Nghị định 118/2015/NĐ-CP: các ngành, nghề đầu tư kinh doanh.

- Thông tư 16/2015/TT-BKHĐT: thủ tục đầu tư.

C. Bộ luật lao động 2012

- Nghị định 41/2013/NĐ-CP: danh mục các đơn vị sử dụng lao động không được đình công.

- Nghị định 44/2013/NĐ-CPNghị định 05/2015/NĐ-CP: hợp đồng lao động.

- Nghị định 46/2013/NĐ-CP: giải quyết tranh chấp lao động.

- Nghị định 45/2013/NĐ-CP: thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.

- Luật an toàn vệ sinh lao động 2015, Nghị định 37/2016/NĐ-CPNghị định 39/2016/NĐ-CP: bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và công tác bảo đảm y tế cho người lao động.

- Nghị định 49/2013/NĐ-CP: tiền lương.

- Thông tư 10/2013/TT-BLĐTBXH: danh mục công việc cấm sử dụng lao động chưa thành niên.

- Thông tư 11/2013/TT-BLĐTBXH: danh mục công việc nhẹ được sử dụng lao động dưới 15 tuổi.

- Thông tư 26/2013/TT-BLĐTBXH: danh mục công việc không đựơc sử dụng lao động nữ.

- Nghị định 95/2013/NĐ-CPNghị định 88/2015/NĐ-CP: xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội và công đoàn.

- Thông tư 27/2013/TT-BLĐTBXH: công tác tập huấn vệ sinh an toàn lao động.

- Nghị định 85/2015/NĐ-CP: chính sách dành cho lao động nữ.

- Nghị định 11/2016/NĐ-CP: lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Sau khi giới thiệu các văn bản cần thiết để áp dụng, Dân Luật chuyển sang đề cập những điều doanh nghiệp cần làm:

2. Bố trí người làm công tác y tế tại doanh nghiệp

Đây là quy định bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp kể từ thời điểm 01/7/2016, tùy theo ngành, nghề và lĩnh vực hoạt động cũng như quy mô sử dụng người lao động mà nhu cầu bố trí người làm công tác y tế như sau:

Ngành, lĩnh vực

Quy mô sử dụng

người lao động

Số lượng người làm

công tác y tế

- Chế biến, bảo quản thủy sản, các sản phẩm từ thủy sản.

- Khai khoáng.

- Sản xuất sản phẩm dệt may, da giày, than cốc, hóa chất, sản phẩm từ cao su, plastic, tái chế phế liệu, vệ sinh môi trường.

- Sản xuất kim loại.

- Đóng và sửa chữa tàu biển.

- Sản xuất vật liệu xây dựng.

Dưới 300

01 người trình độ trung cấp.

Từ 300 đến dưới 500

- 01 bác sĩ/y sĩ.

- 01 người trình độ trung cấp.

Từ 500 đến dưới 1.000

- 01 bác sĩ/y sĩ.

- Mỗi ca làm việc: 01 người trình độ trung cấp.

Từ 1.000 trở lên

Thành lập cơ sở y tế theo hình thức tổ chức phù hợp Luật khám chữa bệnh.

Khác

Dưới 500

01 người trình độ trung cấp.

Từ 500 đến dưới 1.000

- 01 y sĩ.

- 01 người trình độ trung cấp.

Từ 1.000 trở lên

- 01 bác sĩ.

- 01 người trình độ trung cấp.

Nếu doanh nghiệp không bố trí người làm công tác y tế hoặc không lập bộ phận y tế thì có thể:

- Ký hợp đồng với cơ sở KCB đủ năng lực cung cấp đủ số lượng người làm công tác y tế theo quy định trên, có mặt kịp thời khi xảy ra trường hợp khẩn cấp trong vòng 30 phút đối với vùng đồng bằng, thị xã, thành phố và 60 phút đối với cùng núi, vùng sâu, vùng xa.

- Thông báo thông tin cơ sở KCB với Sở Y tế cấp tỉnh nơi trụ sở chính của cơ sở.

Tuy là quy định bắt buộc nhưng hiện chưa có quy định xử phạt trong trường hợp không thực hiện.

3. Bố trí người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động

Tương tự quy định bố trí người làm công tác y tế, đây là quy định bắt buộc đối với các doanh nghiệp từ 01/7/2016 nhưng đến thời điểm hiên nay, chưa có quy định xử phạt nếu không bố trí người làm công tác này mà chỉ có quy định xử phạt trong trường hợp sử dụng người làm công tác này mà không có chứng chỉ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động bị phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng.

Ngành, lĩnh vực

Quy mô sử dụng

người lao động

Số người làm công tác

an toàn, vệ sinh lao động

- Khai khoáng.

- Sản xuất than cốc.

- Sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế.

- Sản xuất hóa chất.

- Sản xuất kim loại và các sản phẩm từ kim loại.

- Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim.

- Thi công công trình xây dựng.

- Đóng và sửa chữa tàu biển.

- Sản xuất, truyền tải và phân phối điện.

Dưới 50

01 theo chế độ bán chuyên.

Từ 50 đến dưới 300

01 theo chế độ chuyên

Từ 300 đến dưới 1.000

02 theo chế độ chuyên

Trên 1.000

03 theo chế độ chuyên

Khác

Dưới 300

01 theo chế độ bán chuyên

Từ 300 đến dưới 1.000

01 theo chế độ chuyên

Trên 1.000

02 theo chế độ chuyên

* Yêu cầu đối với chế độ chuyên trách:

- Trình độ Đại học khối kỹ thuật và ít nhất 01 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của cơ sở.

- Trình độ Cao đẳng khối kỹ thuật và ít nhất 03 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của cơ sở.

- Trình độ Trung cấp khối kỹ thuật hoặc trực tiếp làm công việc kỹ thuật và 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của cơ sở.

* Yêu cầu đối với chế độ bán chuyên trách:

- Trình độ Đại học khối kỹ thuật.

- Trình độ Cao đẳng khối kỹ thuật và ít nhất 01 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của cơ sở.

- Trình độ Trung cấp khối kỹ thuật hoặc trực tiếp làm công việc kỹ thuật và ít nhất 03 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của cơ sở.

4. Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động

- Hàng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất 01 lần cho người lao động.

Riêng lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người chưa thành niên, người cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng 01 lần.

Đặc biệt, đối với lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản.

Lưu ý là việc tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, phát hiện bệnh nghề nghiệp phải được thực hiện tại cơ sở KCB đảm bảo yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật.

Chi phí khám sức khỏe, phát hiện bệnh nghề nghiệp và điều trị bệnh nghề nghiệp do người sử dụng lao động chi trả.

(chi phí này được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN và hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ)

Không tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động bị phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng – Nghị định 88/2015/NĐ-CP                                                                  

5. Tập huấn và trang bị thiết bị phòng cháy, chữa cháy

Tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp từ 05 tầng trở lên hoặc khối tích từ 5.000 m3 trở lên và các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm có nguy cơ cháy nổ phải thực hiện công tác tập huấn phòng cháy, chữa cháy cho toàn thể người lao động.

Đồng thời, phải đảm bảo các điều kiện về an toàn phòng cháy, chữa cháy sau:

+ Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở.

+ Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy trong cơ sở.

+ Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện; thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt; việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

+ Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

+ Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.

+ Có phương án chữa cháy, thoát nạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

+ Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người phù hợp với tính chất, đặc điểm của cơ sở bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.

+ Có văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với công trình quy định.

+ Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Bộ Công an.

Trường hợp không thực hiện công tác tập huấn phòng cháy, chữa cháy cho người lao động, người sử dụng lao động bị phạt tiền từ 1.5 – 3 triệu đồng – Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

6. Đào tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động

Đối tượng bắt buộc phải tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, được cấp Giấy chứng nhận sau khi kiểm tra, sát hạch đạt yêu cầu:

- Người quản lý phụ trách an toàn, vệ sinh lao động.

- Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động.

- Người làm công tác y tế.

- An toàn, vệ sinh viên.

Nếu có thay đổi chính sách, pháp luật hoặc khoa học, công nghệ thì phải được huấn luyện, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng an toàn, vệ sinh lao động.

Các trường hợp bắt buộc người lao động phải được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động:

- Người lao động làm việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động (được cấp thẻ an toàn trước khi được bố trí công việc này).

- Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động khi làm việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

- Người lao động không thuộc nhóm trên và các trường hợp trên, người học nghề, tập nghề, thử việc trước khi tuyển dụng hoặc bố trí làm việc và định kỳ huấn luyện lại nhằm trang bị đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết để đảm bảo an toàn, vệ sinh trong quá trình lao động, phù hợp vị trí công việc được giao.

Trường hợp không tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 1 – 20 triệu đồng tùy theo số lượng người lao động vi phạm – Nghị định 88/2015/NĐ-CP.

7. Trốn đóng BHXH có thể bị phạt tù đến 07 năm

Trường hợp đã bị xử phạt vi phạm hành chính tối đa 75 triệu đồng theo Nghị định 95/2013/NĐ-CP mà còn vi phạm thì sẽ bị phạt tiền từ 50 triệu đến 1 tỷ đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm tùy mức độ vi phạm.

Đối với pháp nhân vi phạm phạt tiền 200 triệu đồng đến 3 tỷ đồng.

8. Sa thải người lao động trái pháp luật bị phạt tù đến 03 năm

Tùy mức độ vi phạm mà bị phạt tiền từ 10 đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.        

9. Danh sách 31 tội mà doanh nghiệp sẽ bị xử lý hình sự nếu vi phạm

- Tội buôn lậu – Khoản 6 Điều 188

- Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới – Khoản 5 Điều 189.

- Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm – Khoản 5 Điều 190.

- Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm – Khoản 5 Điều 191.

- Tội sản xuất, buôn bán hàng giả - Khoản 5 Điều 192.

- Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm – Khoản 6 Điều 193.  

- Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh – Khoản 6 Điều 194.

- Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi – Khoản 6 Điều 195.

- Tội đầu cơ – Khoản 5 Điều 196.

- Tội trốn thuế - Khoản 5 Điều 200.

- Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước  - Khoản 4 Điều 203.

- Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán – Khoản 4 Điều 209.   

- Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán – Khoản 4 Điều 210.   

- Tội thao túng thị trường chứng khoán – Khoản 4 Điều 211.   

- Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm – Khoản 5 Điều 213.   

- Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động – Khoản 5 Điều 216.   

- Tội vi phạm quy định về cạnh tranh – Khoản 4 Điều 217.   

- Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan – Khoản 4 Điều 225.   

- Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp – Khoản 4 Điều 226.   

- Tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên – Khoản 4 Điều 227.   

- Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản – Khoản 5 Điều 232.   

- Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã – Khoản 5 Điều 234.  

- Tội gây ô nhiễm môi trường – Khoản 5 Điều 235.         

- Tội vi phạm phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường – Khoản 5 Điều 237.

- Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi song – Khoản 5 Điều 238.

- Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam – Khoản 5 Điều 239.

- Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản – Khoản 5 Điều 242.

- Tội hủy hoại rừng – Khoản 5 Điều 243.

- Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm – Khoản 5 Điều 244.

- Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên – Khoản 4 Điều 245.

- Tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại. – Khoản 4 Điều 246.

Căn cứ Bộ luật hình sự 2015.

>>> Từ 01/7/2016, xử lý hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội

  •  40532
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…