DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Những điều có thể bạn chưa biết về ngày nghỉ bệnh

Ốm đau, bệnh tật là những điều không thể tránh khỏi trong đời sống hàng ngày của mỗi người, nó không chỉ mang lại nỗi khổ sở cho người bệnh mà còn làm mất đi khoản thu nhập vốn có của người bệnh theo như cách mà nhiều người vẫn nghĩ.

Nhưng bạn có biết rằng, trong trường hợp nếu bạn đang làm việc tại doanh nghiệp thì bạn vẫn được hưởng 100% mức lương của ngày nghỉ ốm đau hoặc bạn được hưởng chế độ ốm đau từ phía cơ quan BHXH. Chắc hẳn nhiều bạn vẫn còn lờ mờ về vấn đề này phải không?  Bài viết sau đây sẽ giúp bạn rõ hơn về vấn đề này:

Có thể chia thành 2 loại ngày nghỉ ốm như sau:

- Nếu như bạn nghỉ bệnh vào trúng ngày nghỉ phép năm thì đương nhiên, bạn vẫn được hưởng nguyên lương. (Căn cứ Điều 111 Bộ luật lao động 2012)

- Còn nếu bạn đã sử dụng hết ngày phép năm thì những ngày nghỉ còn lại này bạn sẽ được hưởng TRỢ CẤP ỐM ĐAU theo pháp luật bảo hiểm xã hội.

Như vậy, điều mà tôi sắp hướng dẫn các bạn sau đây đó là những điều kiện, thời gian và mức hưởng trợ cấp ốm đau:

Có thể bạn chưa biết

1. Điều kiện được hưởng

Lưu ý là bạn và doanh nghiệp phải đóng đầy đủ các khoản bảo hiểm xã hội nhé!

- Bạn bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc, có xác nhận của cơ sở KCB có thẩm quyền.

- Con bạn dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở KCB có thẩm quyền.

- Lao động nữ đi làm trước khi hết hạn nghỉ thai sản (06 tháng) mà bị ốm đau, tai nạn hoặc con ốm đau thuộc trường hợp nêu trên.

2. Lưu ý các trường hợp không được giải quyết trợ cấp ốm đau

- Ốm đau, tai nạn do tự hủy hoại sức khỏe, say rượu hoặc sử dụng ma túy, tiền chất ma túy.

- Điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

- Ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian nghỉ phép năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không lương , nghỉ thai sản.

3. Thời gian tối đa được hưởng trợ cấp ốm đau

Thời gian này không tính ngày nghỉ lễ, Tết, nghỉ hàng tuần.

 

Đã đóng BHXH

dưới 15 năm

Đã đóng BHXH

từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm

Đã đóng BHXH

từ đủ 30 năm trở lên

Điều kiện bình thường

30 ngày

40 ngày

60 ngày

Điều kiện công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

40 ngày

50 ngày

70 ngày

Mắc bệnh cần chữa trị dài ngày

180 ngày (tính cả ngày nghỉ lễ, Tết, nghỉ hàng tuần)

Hết hạn vẫn được hưởng trợ cấp nhưng mức thấp hơn, thời gian tối đa bằng thời gian đã đóng BHXH như trên.

Con ốm đau

- Con dưới 03 tuổi: 20 ngày làm việc.

- Con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi: 15 ngày làm việc.

* Nếu cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH thì thời gian hưởng chỉ của cha hoặc mẹ.

4. Mức hưởng trợ cấp ốm đau

Đối với trường hợp ốm đau, bệnh tật (trừ trường hợp mắc bệnh cần chữa trị dài ngày):

Mức trợ cấp = (Tiền lương tháng đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc/24 ngày) x 75% x số ngày nghỉ

Đối với trường hợp mắc bệnh cần chữa trị dài ngày:

Mức trợ cấp = (Tiền lương tháng đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc x Tỷ lệ hưởng x số tháng nghỉ)

Chú thích tỷ lệ hưởng:

- 180 ngày đầu tương đương với 75%.

- Hết 180 ngày, tỷ lệ như sau:

+ 65% nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên.

+ 55% nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm.

+ 50% nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm.

Trong trường hợp nghỉ không trọn tháng, thì mức trợ cấp được tính như sau:

Mức trợ cấp = (Tiền lương đíng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc / 24) x tỷ lệ hưởng x số ngày nghỉ hưởng trợ cấp

Ngày nghỉ này tính cả ngày nghỉ lễ, Tết, nghỉ hàng tuần.

Lưu ý:

Nếu nghỉ ngay tháng đầu, mà thời gian nghỉ việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì mức hưởng trợ cấp tính trên tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của chính tháng đó.

Nếu nghỉ việc hưởng trợ cấp từ 14 ngày trở lên thì không phải đóng BHXH, thời gian này không tính để hưởng BHXH.

5. Thủ tục để được hưởng trợ cấp ốm đau

Trong 45 ngày kể từ khi trở lại làm việc, bạn phải nộp cho phía doanh nghiệp Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện của bạn hoặc con bạn. Nếu điều trị ngoại trú, thì phải có Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.

Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ bạn, doanh nghiệp phải lập hồ sơ và nộp cho cơ quan BHXH.

Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ phía doanh nghiệp, cơ quan BHXH phải giải quyết và tổ chức chi trả trợ cấp cho bạn.

Nếu không chi trả thì phải nêu rõ lý do.

Căn cứ pháp lý:

- Luật bảo hiểm xã hội 2014.

- Nghị định 115/2015/NĐ-CP

- Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH

  •  73525
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

6 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…