DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Nhận định và ý kiến pháp lý xung quanh vấn đề: “Loạn tin nhắn rác quảng cáo, lừa đảo”

Tin nhắn "rác" lâu nay vẫn luôn là vấn nạn đối với những người dùng điện thoại di động (ĐTDĐ). Tuy nhiên, mặc dù có sự cố gắng của cơ quan chức năng, cũng như bức xúc của người bị tin nhắn "rác" làm phiền, thậm chí lừa đảo, vấn nạn này vẫn ngày càng bùng phát dữ dội.

Việc sim điện thoại được bán tràn làn như thế này, dẫn đến tình trạng lừa đảo qua tin nhắn “ rác” ngày càng phức tạp.

 

   Hậu quả khó lường?

   “Trungbình mỗi ngày tôi nhận được hơn 10 tin nhắn bất động sản, lô đề, cờ bạc chưa kể các cuộc gọi chào mời dịch vụ. Tôi đã gọi lên tổng đài để yêu cầu chặn tin nhắn nhưng được một thời gian lại có nhiều đầu số khác nhắn tin đến với nội dung tương tự - chia sẻ của anh Nguyễn Văn Bá”.

 “Với đặc thù công việc nên tôi luôn phải cầm điện thoại trên tay để đợi khách hàng gọi, nhắn tin. Nhưng số tin nhắn quảng cáo quá nhiều khiến tôi vô cùng mệt mỏi. Không chỉ vậy, bất kể giờ giấc như thế nào, tin nhắn “ rác” đến liên tục, có hôm 11-12h đêm còn có người nhắn tin – chị Vũ Thu Dung chia sẻ”.

 

Trách nhiệm thuộc về ai ?

Theo Điều 7 Nghị định 90/2008/NĐ-CP thì việc gửi thư điện tử, tin nhắn quảng cáo phải tuân thủ các nguyên tắc nhất định để bảo đảm không phải là thư rác như: phải có sự đồng ý của người nhận; nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo chỉ được phép gửi thư điện tử, tin nhắn quảng cáo từ hệ thống có các thông tin kỹ thuật đã đăng ký với Bộ Thông tin và Truyền thông; không được phép gửi quá 5 tin nhắn quảng cáo tới một số điện thoại trong vòng 24 giờ và chỉ được phép gửi trong khoảng thời gian từ 7 giờ đến 22 giờ mỗi ngày ... Quy định là như vậy, nhưng thực tế, việc nhắn tin quảng cáo rác này không có sự quản lý hay việc quản lý không thể thực hiện được.

 

   Sở dĩ tin “rác” chưa được ngăn chặn triệt để chính là vì các nhà mạng được hưởng lợi nhiều nhất từ tin nhắn “ rác” và các dịch vụ liên quan. Theo một thống kê không chính thức, tin “ rác” chiếm khoảng 50% doanh thu từ tin nhắn, tương đương 15% tổng doanh thu của các nhà mạng. Nói theo cách khác, nếu chỉ 30% (trên tổng số khoảng 130 triệu thuê bao di động) mỗi ngày nhận được một tin “rác”, nhân với 250-300 đồng/tin, doanh thu nhà mạng đã đạt khoảng 10 tỷ đồng/ngày, con số thực tế có khả năng còn cao hơn nhiều, chưa kể còn cộng thêm cá nguồn thu lớn từ “hoa hồng” của dịch vụ gía trị gia tăng. Vì vậy, không khó hiểu khi các nhà mạng đều tuyên bố sẽ quyết liệt tham gia “dẹp” nạn tin “rác”, nhưng lúc hành động toàn “ đánh trống bỏ dùi”.

 

    Về phía người sử dụng, đó chính là những người đang sử dụng điện thoại di động của các nhà mạng, việc nhận được tin nhắn rác, đa số là họ không quan tâm, một số còn lại cũng gọi điện lên tổng đài báo cáo, nhưng một thời gian lại đâu vào đây.

   

Biện pháp nào để giải quyết?

    Mới gần đây, Bộ TT&TT đã ra Chỉ thị 82 về việc ngăn chặn tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo và tăng cường quản lý thông tin trên mạng. Theo đó các nhà mạng phải tăng cường rà soát, giám sát hoạt động của các DN cung cấp dịch vụ đang hợp tác với mình. Nếu phát hiện DN nào có dấu hiệu phát tán tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo, cung cấp dịch vụ có nội dung không lành mạnh, nội dung vi phạm pháp luật, sẽ phải chấm dứt hợp đồng hợp tác kinh doanh theo các điều khoản quy định trong hợp đồng, đồng thời báo cáo Bộ TT&TT để theo dõi và có hình thức xử lý theo quy định pháp luật.

   Thực tế cho thấy,việc quản lý tin nhắn rác đã được Bộ TT&TT đề cập nhiều lần với các nhà mạng, DN cung cấp dịch vụ, song do lợi nhuận thu được từ việc phát tán tin nhắn rác quá lớn nên bản thân các nhà mạng vẫn phớt lờ, chưa làm hết trách nhiệm của mình đối với người sử dụng.

   Từ những gì đang diễn ra, có một vấn đề lo ngại đó là, liệu có phải nhà mạng đang cố tình “tiếp tay” cho các đối tượng phát tán tin nhắn rác hoành hành vì mục đích tăng thêm lợi nhuận? Với các biện pháp quản lý hiện nay là chưa đủ mạnh và chắc chắn không thể dẹp được “vấn nạn” này. Có hay chăng, cần một chế tài thực sự có tính chất răn đe, đánh thẳng vào những đối tượng lừa đảo, quảng cáo bằng tin nhắn rác, bởi thực trạng này khiến người tiêu dùng cảm thấy rất bức xúc, thậm chí là mất niềm tin vào các nhà mạng và cơ quan quản lý.

 

  •  3186
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…