DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

NGƯỜI VIỆT THÔNG MINH SAO ĐẤT NƯỚC VẪN NGHÈO?

Lần đầu tham gia vào năm 2013 PISA, Việt Nam với điểm số trung bình về toán học  là 511 trên thang điểm tối đa 1000, xếp vị thứ 17, cao hơn nhiều nước phát triển như Mỹ, Anh, và Úc và không khác biệt đáng kể về mặt thống kê so với các nước Hà Lan, Estonia, Phần Lan, Canada, Ba Lan, Bỉ, Đức. Vậy Việt Nam giỏi, thế sao vẫn nghèo?

 

1/ Do chương trình đào tạo?

Hiện nay, chương trình đào tạo của nước ta còn gây nhiều tranh cãi. Việc đưa quá nhiều kiến thức vào giảng dạy nhưng lại ít áp dụng trực tiếp vào thực tiễn. Bên cạnh đó, việc học quá nhiều lý luận nhưng lại thiếu sót về những kĩ năng cũng khiến cho các bạn trẻ mới ra trường làm khó khăn trong việc tìm kiếm và làm việc. Có những bạn đến lúc ra trường không biết gì về tin học, tiếng Anh, làm một cái cv thế nào, đơn xin việc ra sao. Như vậy, làm sao bạn có thể tiếp cận nhà tuyển dụng cũng như những phát triển của thế giới?

 

2/ Do gia đình?

Một số gia đình hiện nay có suy nghĩ: “Chỉ học văn hóa giỏi (thậm chí là gò bó vào một số môn nhất định) mới là giỏi” cùng với tâm lý “con mình phải hơn con người ta”. Từ đó bắt ép con em phải học thêm môn này môn kia cho giỏi, mà không để em các tự phát triển những năng khiếu riêng.  Rối đến khi các em thi Đại học cũng bắt phải vào trường danh tiếng để nở mày nở mặt. Việc học đối với các em như một nghĩa vụ, không hứng thú và đam mê.

3/ Do tâm lý?

Đó là tâm lý thích an nhàn, dễ hài lòng, ngại rủi ro thử thách. Nhiều người có khả năng nhưng sợ thất bại nên lựa chọn một công việc ổn định, bình bình để sống, không bon chen. Ở một khía cạnh nào đó, đây là một tính tốt. Nhưng con người nếu an phận và thỏa mãn với hiện tại thì sẽ không thể phát triển được.

 

4/ Do những tiêu cực?

Thực chất, lý do này không chỉ ở Việt Nam, nhưng có lẽ nước ta khá nhiều. Những người sống ích kỷ, tư lợi bản thân đã gây ảnh hưởng không ít đến sự phát triển của một đất nước nói chung và những doanh nghiệp nói riêng. Chưa kể đến là tâm lý thích giấu nghề, không truyền đạt những kinh nghiệm và kiến thức mình biết được cho thế hệ sau…

 

Tóm lại thì mình vẫn chưa thể giải thích được lý do vì sao Việt Nam thông minh nhưng lại nghèo. Không biết có quý thành viên DanLuat nào lý giải được vấn đề này hay không?

  •  15818
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…