DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Người dưới 18 tuổi có được đứng tên trên sổ đỏ?

 

Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (để tiện theo dõi và ghi chú, sau đây được gọi là sổ đỏ). Nói cách khác, sổ đỏ là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

Việc đứng tên sổ đỏ sẽ làm phát sinh những quyền và nghĩa vụ của người đó đối với các quan hệ pháp luật dân sự có liên quan. Vậy, hiện nay pháp luật quy định như thế nào về điều kiện chủ thể được quyền đứng tên trên sổ đỏ?

Luật đất đai 2013 có quy định như sau:

"Điều 97. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo một loại mẫu thống nhất trong cả nước.”

Còn theo Bộ luật dân sự 2015 tại Điều 20, Điều 21 có quy định về độ tuổi để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự có ghi nhận như sau:

– Thứ nhấtngười thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên và người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự.

 Thứ hai, người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi. Giao dịch dân sự của người chưa thành niên được xác định như sau:

+ Giao dịch dân sự của người chưa đủ 6 tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

+ Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

+ Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Căn cứ theo các quy định trên tại Luật đất đai 2013 cũng như tại Bộ luật dân sự 2015 thì chúng ta có thể đưa ra kết luận: pháp luật không giới hạn về độ tuổi đứng tên trên sổ đỏ. Điều này có nghĩa, bất kể bao nhiêu tuổi thì cũng có quyền đứng tên trên sổ đỏ chỉ cần đáp ứng các điều kiện được cấp sổ đỏ theo luật định (các bạn theo dõi thêm tại Điều 99 – 101 Luật Đất đai 2013).

Đối với trường hợp chuyển nhượng đất, để được sang tên, cần đảm bảo các điều kiện sau:

+ Người bán phải có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật đất đai 2013 (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hợp pháp);

+ Đất, nhà ở không có tranh chấp;

+ Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

+ Trong thời hạn sử dụng đất;

+ Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế được ký kết hợp pháp.

 

 

  •  1709
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…