DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Người dân phải làm gì khi cơ quan công quyền sai?

“Có làm thì ắt có sai sót” – đó là điều không thể tránh khỏi, muốn không sai thì trừ khi đừng làm, vì không làm thì sẽ không sai. Đời người ai cũng sẽ có những sai sót, nhẹ thì có thể trả giá bằng tiền, nặng thì trả giá bằng tù tội…Đôi khi đến lúc bị trả giá họ mới phát hiện mình sau. Rất nhiều thứ, nhưng đó là đứng ở góc độ của người dân.

Người dân phải làm gì khi cơ quan công quyền sai

Vậy còn ở góc độ của người đại diện cho cơ quan công quyền thì sao?

Nếu họ làm sai thì người dân cần phải có thái độ, hay cách xử lý như thế nào được cho là phù hợp để không bị xếp vào tội chống người thi hành công vụ?

Lấy ví dụ một vài trường hợp thực tế:

1. Nếu bạn đang tham gia giao thông, bạn biết chắc rằng bạn không vi phạm, nhưng vô tình bạn bị nhầm trong nhóm những người vi phạm khác.

Phía CSGT cứ một mực nói rằng bạn và nhóm người đó là vi phạm, nhưng bạn thì cứ một mực là mình luôn chấp hành đúng luật giao thông, không có camera nên cũng khó có bằng chứng giải quyết. Và rồi  họ ép bạn phải ký vào biên bản nộp phạt. Lúc này, bạn không đồng ý với việc họ phạt bạn, thì phải làm thế nào?

Không đồng ý với biên bản xử phạt có đồng nghĩa rằng bạn sẽ phải mất thời gian để giải quyết điều này, cùng với đó bạn sẽ đối diện với nguy cơ bị xử phạt nặng thêm là rất cao?

2. Một gia đình có 5 người bị giết, hầu hết đều chết, còn sót lại mỗi cháu bé nhưng cũng thương tích đầy mình, nằm mê mản bất tỉnh, luôn gọi tên người chú nào đó của nó. Thế là cơ quan điều tra cho rằng ông chú đó chính là thủ phạm, càng điều tra thì dường như mọi chứng cứ đều đổ dồn về ông chú này, khiến cho ông dù nói rằng tôi không biết hoặc mình không liên quan đến vụ việc này cũng khó có thể thuyết phục được họ.

Cuối cùng, án tử hình cũng đã được tuyên với ông chú này. Thế nhưng, sự thật là đâu, là ông ấy không vi phạm, là cơ quan điều tra sai, nhưng chứng cứ vẫn cứ nằm ở đó, vẫn cứ nghiêng về phía cơ quan điều tra.

Sẽ ra sao nếu như khi ông đã chết (vì bị tử hình), mới có tình tiết mới phát hiện rằng, ông không hề giết gia đình đó, mà một tên X, tên Y nào đó, ông sẽ được bồi thường danh dự của mình khi đã chết sao?

(Gì chứ mấy cái tin bồi thường, minh oan thì nó không được mấy ai quan tâm bằng tin liên quan đến truy nã, cảnh giác đâu mấy bạn, dùng facebook một thời gian chắc các bạn cũng hiểu rõ về cái này nhỉ)

Vậy lúc này, ai sẽ chịu trách nhiệm về sai sót này, xử lý cá nhân từng tham gia điều tra, xét xử vụ án hay xử lý cả tập thể…rồi sau đó, không phải cá nhân từng tham gia vụ án mà đại diện cho cơ quan công quyền đứng ra xin lỗi, bồi thường…Tiền bồi thường đó lấy từ đâu?

P/S: Các bạn có thể giúp mình giải đáp chuyện khó nghĩ này hông?  

  •  74674
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

13 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…