DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Nghị định quy định cơ quan thuộc Chính phủ

Để triển khai thi hành Luật tổ chức chính phủ năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2016 và tạo thuận lợi cho việc ban hành các Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan thuộc Chính phủ thì việc ban hành Nghị định quy định cơ quan thuộc Chính phủ là cần thiết.

cơ quan thuộc Chính phủ

Dưới đây, Dân Luật giới thiệu tổng quan các nội dung của Nghị định này như sau:

Nghị định này gồm 09 Điều với các nội dung chính như sau:

Điều 1: Phạm vi và đối tượng điều chỉnh

Quy định các nội dung về:

- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.

- Cơ cấu tổ chức cơ quan thuộc Chính phủ.

- Chế độ làm việc và trách nhiệm.

Điều 2: Vị trí và chức năng

- Phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước Chính phủ.

- Thực hiện một số dịch vụ công có đặc điểm, tính chất quan trọng mà Chính phủ phải trực tiếp chỉ đạo.

- Thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước theo quy định pháp luật.

Điều 3: Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ

- Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

- Giúp việc cho Thủ trưởng là Phó Thủ trưởng, mỗi cơ quan thuộc Chính phủ có tối đa không quá 04 Phó Thủ trưởng.

- Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ không ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Điều 4: Nhiệm vụ, quyền hạn chung

Chia làm các nhóm:

- Về chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch.

- Về ban hành, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm chuyên môn, nghiệp vụ, định mức kinh tế - kỹ thuật được áp dụng trong các tổ chức, đơn vị trực thuộc theo quy định pháp luật về quản lý nhà nước với ngành, lĩnh vực.

- Về hợp tác quốc tế.

- Quyết định, chỉ đạo việc thực hiện chương trình cải cách hành chính theo mục tiêu, nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện dịch vụ công.

- Về chế độ thông tin, báo cáo.

- Về tổ chức bộ máy, biên chế công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp.

- Về quản lý tài chính, tài sản.

Điều 5: Nhiệm vụ, quyền hạn riêng của một số cơ quan thuộc Chính phủ

- Tham gia soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo phân công.

- Thực hiện cấp văn bằng, chứng chỉ và một số nghiệp khác.

- Thực hiện một hay một số chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước .

- Kiểm tra, thanh tra theo các ngành, lĩnh vực.

Điều 6: Cơ cấu tổ chức

Bao gồm:

- Ban hoặc Vụ.

- Văn phòng.

- Các tổ chức sự nghiệp.

Trong đó, ban hoặc vụ không có phòng trực thuộc và không có con dấu riêng. Còn Văn phòng và đơn vị sự nghiệp có con dấu riêng và cơ cấu tổ chức của Văn phòng có thể có phòng.

Số lượng cấp phó không quá 03 người.

Đối với cơ quan đặc thù, tên gọi cụ thể được quy định tại các Nghị định hướng dẫn của từng cơ quan thuộc Chính phủ.

Điều 7: Chế độ làm việc và trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ

- Làm việc theo chế độ thủ trưởng, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ.

- Chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Điều 8: Hiệu lực thi hành

Nghị định có hiệu lực từ năm 2016.

Điều 9: Trách nhiệm thi hành

Xem chi tiết tại dự thảo Nghị định quy định cơ quan thuộc Chính phủ.

  •  6503
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…