DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Nghị định quản lý ngân quỹ nhà nước

Quản lý ngân quỹ nhà nước là một trong những hoạt động nhằm bảo đảm cho ngân sách nhà nước luôn trong trạng thái an toàn, tránh tình trạng thiếu hụt khi cần sử dụng đến và việc sử dụng này phải luôn đảm bảo thực hiện với các nội dung được đặt ra.

Dự thảo Nghị định quản lý quỹ ngân sách đang xem xét lấy ý kiến đánh giá để thông qua. Theo đó, có một số nội dung cần lưu ý tại Nghị định này.

1. Ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi được sử dụng vào các lĩnh vực sau

- Tạm ứng cho ngân sách trung ương để xử lý thiếu hụt tạm thời, đáp ứng các nhu cầu chi khi ngân sách trung ương chưa tập trung kịp nguồn thu.

- Tạm ứng cho ngân sách cấp tỉnh theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

- Gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ.

- Mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ để cơ cấu lại nợ và giảm nghĩa vụ thanh toán lãi đối với trái phiếu Chính phủ đã phát hành.

- Đầu tư vào các công cụ kỳ hạn ngắn trên thị trường tiền tệ.

2. Thời hạn sử dụng ngân quỹ tạm thời nhà rỗi

- Tối đa không quá 1 năm đối với việc sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi để tạm ứng cho ngân sách trung ương và ngân sách cấp tỉnh; trường hợp gia hạn nợ do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.

- Tối đa không quá 3 tháng đối với các khoản sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi sau:

   + Gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ.

   +  Mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ để cơ cấu lại nợ và giảm nghĩa vụ thanh toán lãi đối với trái phiếu Chính phủ đã phát hành.

   +  Đầu tư vào các công cụ kỳ hạn ngắn trên thị trường tiền tệ.

3. Sử dụng ngân quỹ nhàn rỗi phải đảm bảo một số  nguyên tắc sau:

- Đảm bảo an toàn tiền của Nhà nước, khả năng thanh khoản của Kho bạc Nhà nước và tính hiệu quả.

- Được thực hiện theo phương án điều hành ngân quỹ nhà nước năm đã được Bộ Tài chính phê duyệt.

- Mức độ và điều kiện sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi phải được điều chỉnh một cách linh hoạt, kịp thời, phù hợp với khả năng thu, chi ngân quỹ nhà nước và tình hình thị trường tiền tệ tại từng thời điểm.

- Thẩm quyền quyết định sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi:

  + Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét quyết định đối với các khoản tạm ứng cho ngân sách trung ương và cho ngân sách cấp tỉnh với các lĩnh vực sử dụng:

    i.  Tạm ứng cho ngân sách trung ương để xử lý thiếu hụt tạm thời, đáp ứng các nhu cầu chi khi ngân sách trung ương chưa tập trung kịp nguồn thu.

    ii. Tạm ứng cho ngân sách cấp tỉnh theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

 + Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước quyết định đối với các khoản sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi theo quy định tại điểm c, d, e khoản 1 Điều này.

    i. Gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ.

    ii. Mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ để cơ cấu lại nợ và giảm nghĩa vụ thanh toán lãi đối với trái phiếu Chính phủ đã phát hành.

    iii. Đầu tư vào các công cụ kỳ hạn ngắn trên thị trường tiền tệ.

4. Có thể vay để bù đắp ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt từ các nguồn sau:

- Thu hồi các khoản đang gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại.

- Thu hồi các khoản tạm ứng cho ngân sách trung ương và ngân sách cấp tỉnh đã đến hạn.

- Phát hành tín phiếu kho bạc để bù đắp ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt theo quy định.

- Vay qua đêm hoặc vay có kỳ hạn ngắn trên thị trường tiền tệ.

5. Việc vay bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân quỹ nhà nước phải đảm bảo một số nguyên tắc:

- Được thực hiện theo phương án điều hành ngân quỹ nhà nước năm đã được Bộ Tài chính phê duyệt.

- Thời điểm, số lượng và kỳ hạn vay bù đắp ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt phải phù hợp với số lượng và thời điểm ngân quỹ nhà nước dự kiến bị thiếu hụt.

- Số tiền vay bù đắp ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt được hạch toán riêng và không tính vào bội chi ngân sách nhà nước. Chi trả lãi vay bù đắp ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt được tính trong chi nghiệp vụ quản lý ngân quỹ nhà nước; không thực hiện cấp phát từ ngân sách nhà nước đối với khoản chi trả lãi này.

6. Quy định về việc phát hành tín phiếu kho bạc để bù đắp

- Việc phát hành tín phiếu kho bạc để bù đắp ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt có các kỳ hạn tối đa không quá 3 tháng.

Quy trình, thủ tục về phát hành tín phiếu kho bạc để bù đắp ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt được thực hiện theo quy định hiện hành về việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương. Trong đó:

  + Toàn bộ số tiền thu được từ việc phát hành tín phiếu kho bạc bù đắp ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt được sử dụng để đảm bảo khả năng thanh khoản của Kho bạc Nhà nước.

  + Kho bạc Nhà nước phải quản lý, sử dụng vốn phát hành tín phiếu kho bạc để bù đắp ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt, đảm bảo bố trí nguồn để hoàn trả nợ (gốc, lãi) đầy đủ, đúng hạn.

  + Các khoản chi phí phát sinh trong quá trình phát hành, thanh toán tín phiếu kho bạc để bù đắp ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt là một khoản chi  nghiệp vụ quản lý ngân quỹ nhà nước. Mức phí chi trả được thực hiện theo mức phí đấu thầu tín phiếu kho bạc qua Ngân hàng Nhà nước.

- Thẩm quyền quyết định sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi:

   + Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét quyết định đối với việc vay bù đắp ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt thông qua phát hành tín phiếu kho bạc.

   + Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước quyết định đối với các khoản vay bù đắp ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt từ các nguồn:

     i. Thu hồi các khoản đang gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại.

     ii. Thu hồi các khoản tạm ứng cho ngân sách trung ương và ngân sách cấp tỉnh đã đến hạn.

     iii. Vay qua đêm hoặc vay có kỳ hạn ngắn trên thị trường tiền tệ.

Xem chi tiết tại dự thảo Nghị định kèm theo.

  •  4932
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…