DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Nghị định mới về quản lý và sử dụng con dấu

Từ khi Luật doanh nghiệp 2014 ra đời, việc quản lý sử dụng con dấu doanh nghiệp của Bộ Công an bị bãi bỏ mà thay vào đó là quyền đựơc tự quyết định, quản lý về nội dung, số lượng mẫu con dấu doanh nghiệp.

Tuy nhiên, không phải tất cả mọi doanh nghiệp sử dụng con dấu đều được quyền tự quyết định, quản lý mà cũng có những giới hạn nhất định.

Nghị định về quản lý và sử dụng con dấu

Tại Khoản 3 Điều 1 Nghị định 96/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật doanh nghiệp 2014 có nêu:

Tổ chức, đơn vị được thành lập theo các luật sau đây không áp dụng quy định về con dấu trong Nghị định này mà thực hiện theo quy định hiện hành về quản lý và sử dụng con dấu:

a) Luật Công chứng;

b) Luật Luật sư;

c) Luật Giám định tư pháp;

d) Luật Kinh doanh bảo hiểm;

đ) Luật Chứng khoán;

e) Luật Hợp tác xã.

Như vậy, các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo các Luật trên sẽ vẫn áp dụng việc quản lý, sử dụng con dấu theo Nghị định 58/2001/NĐ-CP.

Nhận thấy Nghị định này có nhiều bất cập, nhất là khi đã thay đổi cơ chế đối với việc quản lý, sử dụng con dấu doanh nghiệp cùng với việc đăng ký, quản lý và sử dụng con dấu theo Luật Các tổ chức tín dụng, Luật khoa học và công nghệ; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nói trên; các tổ chức trực thuộc doanh nghiệp nói chung và các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được cơ quan có thẩm quyền thành lập hoặc cấp giấy phép hoạt động theo quy định pháp luật đã được quy định tại Nghị định 58/2001/NĐ-CP nhưng chưa được quy định tại Nghị định 96/2015/NĐ-CP.

Vì vậy, việc ban hành Nghị định mới thay thế Nghị định 58/2001/NĐ-CP là điều cần thiết.

Tại Nghị định mới quy định về việc quản lý và sử dụng con dấu có một số nội dung nổi bật như sau:

1. Phân định rõ cơ quan có thẩm quyền cấp con dấu:

- Đối với con dấu có hình Quốc huy: Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Tổng Cục Cảnh sát, Bộ Công an.

- Đối với con dấu có hình biểu tượng và con dấu không có hình biểu tượng: Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Cấp con dấu chỉ trong 03 ngày

Cơ quan, tổ chức nộp 01 bộ hồ sơ về con dấu cho cơ quan đăng ký theo hình thức nộp trực tiếp hoặc qua Cổng thông tin điện tử của cơ quan đăng ký mẫu con dấu (trừ các văn bản, giấy tờ không được phép đăng tải qua hệ thống mạng theo quy định của pháp luật).

Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết thủ tục về con dấu cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

3. Thêm trường hợp thu hồi con dấu

Ngoài các trường hợp thu hồi con dấu theo Nghị định 58/2001/NĐ-CP bổ sung các trường hợp thu hồi sau:

- Làm giả con dấu, sử dụng con dấu giả.

- Mua bán hoặc tiêu hủy trái phép con dấu.

- Sử dụng con dấu hết giá trị sử dụng.

- Sử dụng con dấu chưa đăng ký mẫu con dấu.

- Cố ý làm biến dạng mẫu con dấu đã đăng ký.

- Cản trở việc thu hồi con dấu.

- Có quyết định về việc tạm đình chỉ hoạt động, đình chỉ hoạt động.

Xem chi tiết nội dung tại Dự thảo Nghị định về quản lý và sử dụng con dấu sẽ có hiệu lực trong năm 2016 và thay thế các Nghị định 58/2001/NĐ-CP, 31/2009/NĐ-CP.

  •  24120
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…