DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Nghị định 81/2013/NĐ-CP: Xác định tuổi theo hướng có lợi cho người vi phạm

Ngày 19/7/2013, Nghị định 81/2013/NĐ-CP hướng dẫn một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính sẽ có hiệu lực. Dân Luật gửi đến bạn đọc những điểm nổi bật của Chính sách này.

1. Xác định tuổi theo hướng có lợi cho người vi phạm

Nghị định này dành riêng một điều để quy định về việc xác định tuổi của đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính (sau đây gọi gọn là đối tượng).

Theo đó, tuổi của đối tượng được căn cứ theo giấy khai sinh của đối tượng. Trong trường hợp không có giấy khai sinh hoặc không thể xác định chính xác ngày, tháng, năm sinh trong giấy khai sinh, thì căn cứ vào CMND, hộ chiếu, sổ hộ khẩu hoặc các giấy tờ khác được cơ quan có thẩm quyền cấp có ghi rõ ngày, tháng, năm sinh.

Nếu cũng không có các loại giấy tờ trên thì căn cứ vào sổ hộ tịch hoặc các giấy tờ, sổ sách, tài liệu khác của cơ quan nhà nước có liên quan để xác định độ tuổi của đối tượng. Nếu ngày sinh trong các giấy tờ trên không được thống nhất thì xác định ngày sinh trong giấy tờ theo hướng có lợi nhất cho đối tượng.

Trường hợp các loại giấy tờ trên không ghi rõ ngày, tháng, năm sinh thì việc xác định ngày tháng năm sinh được tính như sau:

- Nếu xác định được tháng nhưng không biết ngày thì lấy ngày cuối cùng trong tháng đó làm ngày sinh;

- Nếu xác định được quý nhưng không biết được ngày tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quy đó là ngày sinh;

- Nếu xác định được nửa đầu năm mà không biết được ngày tháng thì lấy ngày 30/6 là ngày sinh;

- Nếu xác định được nửa cuối năm mà không biết được ngày tháng thì lấy ngày 31/12 là ngày sinh;

- Nếu xác định được năm cụ thể mà không biết được ngày tháng thì lấy ngày 31/12 năm đó làm ngày sinh.

2. Trách nhiệm của người có thẩm quyền xử lý vi phạm

Khi tiến hành xử phạt vi phạm hoặc xem xét quyết định áp dụng các biện pháp xử lý, người có thẩm quyền phải:

- Có lệnh thi hành công vụ, mặc trang phục, sắc phục, phù hiệu của ngành;

- Xử lý kịp thời, đúng tính chất, mức độ vi phạm, đúng quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, điều lệnh, điều lệ, quy chế của từng ngành;

- Có thái độ hòa nhã, nghiêm túc, không gây phiền hà, sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản khác của người vi phạm hoặc dung túng, bao che người vi phạm; không được vi phạm các điều cấm;

Nếu vi phạm quy định này sẽ tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đồng thời bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước.

3. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm

Việc quy định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm phải trên cơ sở các căn cứ sau đây:

- Vi phạm nghiêm trọng được thực hiện do lỗi cố ý;

- Vật, tiền, hàng hóa, phương tiện là tang vật trực tiếp của vi phạm hoặc được trực tiếp sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm, mà nếu không có vật, tiền, hàng hóa, phương tiện này, thì không thể thực hiện được hành vi vi phạm.

Trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm là ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm, vật thuộc loại cấm lưu hành, thì phải quy định tịch thu.

Như vậy, Nghị định này tăng trách nhiệm cho người xử lý vi phạm, xác định tuổi theo hướng có lợi cho đối tượng vi phạm… sẽ giúp việc xử lý vi phạm hành chính diễn ra một cách hiệu quả và thiết thực.

  •  7165
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…