DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Nghị định 33/2017/NĐ-CP quy định xử lý cát tặc

Xử phạt Cát tặc – Xáng cạp

Báo Tuổi trẻ có bài viết về bà con Vĩnh Long “đấu” tới cùng với xáng cạp trên sông Trà Ôn (nơi tiếp giáp sông Hậu). Người già, thanh niên trai trẻ và có cả đàn bà tay xách nách mang từng tập hồ sơ, từng thùng nước rồi vội leo lên ghe chạy hết tốc lực về canh xáng cạp. Nguyên nhân từ việc khai thác cát quá mức gây sạt lở ven sông, đất đai vườn tược mất quá nhiều, có người mất cả 60 công đất trồng cây ăn trái.

Cát tặc là hoạt động khai thác cát không có giấy phép, hoặc có giấy phép nhưng khai thác không đúng phép. Do lợi nhuận từ việc từ việc bán cát rất lớn nên một số cá nhân, tổ chức bất chấp pháp luật để khai thác trái phép, kế cả việc thách thức lực lượng chức năng hoặc đe dọa uy hiếp người dân khi phản đối

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 33/2017/NĐ-CP ngày 03/04/2017, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/05/207 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản. Trong đó đề cập đến việc xử phạt đối với hành vi khai thác cát, sỏi trên sôn, hồ gây sạt, lở lòng, bờ, bãi sông, hồ.

Nổi bật, nghị định nêu rõ mức phạt cao nhất là khi khai thác cát ở lòng sông có tổng diện tích vượt ra ngoài ranh giới, khu vực được phép khai thác từ 50% đến dưới 100% hoặc vượt từ 0.5ha đến dưới 1ha và vượt quá ranh giới độ sâu cho phép từ 2m đến dưới 5m thì bị phạt từ 100 -  300 triệu đồng; Nếu vượt tổng diện tích từ 100% trở lên hoặc vượt từ trên 1ha và vượt quá độ sâu 5m thì phạt tiền từ 300 – 500 triệu đồng.

Còn đối với hành vi không đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác tại UBND cấp tỉnh: phạt tiền từ 50 – 70 triệu đồng.

Khai thác làm vật liệu xây dựng từ 50m3 trở lên mà không có giấy phép: 100 – 200 triệu đồng.

Khai thác mà giấy phép đã hết hạn hoặc đã bị tước quyền sử dụng giấy phép: 50 – 70 triệu đồng.

Có thể thấy, mức phạt đã được quy định rõ, đã có các quy định về quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản nhưng vẫn chưa có cách xác định về hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng nên sẽ gặp khó khăn trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự nhằm tạo chế tài cứng rắn thật sự. Hoạt động quản lý của công an lại gặp nhiều vấn đề khi việc khai thác cát trái phép chủ yếu tập trung ở ranh giới giữa các tỉnh khiến việc xử lý khó rành mạch.

Tuy khó khăn như vậy, nhưng thực trạng khai thác quá mức khiến người dân phải tự đi canh giữ sông chống cát tặc như vậy mà vẫn chưa có một biện pháp mạnh nào để bảo vệ tài nguyên và quyền lợi của người dân ven sông, cơ quan chức năng vẫn không xử lý triệt để được thì ta vẫn phải đặt ra câu hỏi: Liệu đến bao giờ, ngay giữa thời bình, người dân mới được chấm dứt cảnh đất đai hoa màu sạt lở rồi biến mất, thôi cảnh canh giữ sông như dân ta “chống giặc giữ nước” ngày xưa?

  •  5452
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…