DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Nghị định 145/2013: Tư nhân cũng không được tặng quà trong các buổi lễ

Ngày 16/12/2013, Nghị định 145  quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài chính thức có hiệu lực và thay thế cho Nghị định 82154. Tuy nhiên, nội dung của Nghị định này tồn tại nhiều bất cập, không phù hợp với thực tiễn. Cụ thể như sau:

1/ Hạn chế “Kính thưa”, không được tặng quà

Trong buổi lễ kỷ niệm, bài diễn văn hoặc báo cáo chỉ “Kính thưa họ tên và chức danh” lãnh đạo có chức vụ cao nhất ở Trung ương và ban, bộ, ngành, địa phương, đơn vị.

Theo quy định hiện hành, hạn chế dùng phù hiệu "nơ", hoa cài ngực... đối với những buổi lễ không thật cần thiết hoặc quá đông người. Tuy nhiên, Nghị định này tuyệt đối cấm dùng phù hiệu, “nơ”, hoa cài ngực.

Đồng thời, cấm tặng quà, biểu trưng, biểu tượng trong buổi lễ (Quy định hiện hành chỉ cấm việc dùng tiền ngân sách nhà nước để làm quà tặng). Không được tổ chức chiêu đãi trừ trường hợp kỷ niệm ngày cách mạng tháng 8 và Quốc khánh theo quy định tại điều 11 của Nghị định.

Đáng ngạc nhiên hơn, Nghị định không những điều chỉnh đối với đơn vị, tổ chức nhà nước mà còn áp dụng với tư nhân.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Nghị định này quy định việc tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài.

2. Nghị định này áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân khi tổ chức ngày kỷ niệm; trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; thực hiện nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài.

2/ Quy định cấm cho “vui”

Nghị định 145 tuy có quy định “cấm” nhưng không đề cập gì đến “chế tài”, nghĩa là cơ quan, tổ chức không được phép làm những gì Nghị định không cho phép nhưng nếu vi phạm thì không bị xử lý.

Hi vọng, Chính phủ sớm chỉnh sửa Nghị định này trong thời gian sớm nhất nhằm phù hợp với thực tiễn và tránh trường hợp “Nghị định có hiệu lực nhưng thực sự có cho vui”. 

  •  6629
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…