DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Mua nhà trước khi cưới và sau khi cưới có ảnh hưởng đến tài sản chung, riêng?

Mua nhà trước hay sau khi cưới

Nên mua nhà trước hay sau khi cưới?

Đối với nhiều người, chuyện mua nhà là chuyện cả đời. Biết rằng hôn nhân là tự nguyện, đến với nhau bằng tình cảm, không nên tính toán, tuy nhiên vẫn còn nhiều người mơ hồ chuyện mua nhà trước cưới, sau cưới sẽ ảnh hưởng đến tài sản riêng, tài sản chung của 2 bên như thế nào. DanLuat sẽ phân tích một số vấn đề các bạn thường thắc mắc?

1. Nhà mua trước hôn nhân sẽ là tài sản riêng?

Đồng ý rằng theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 (cụ thể tại Điều 43) thì “tài sản hình thành trước thời kỳ hôn nhân” sẽ là tài sản riêng. Tuy nhiên cần làm rõ, đó là trường hợp mỗi người dùng tài sản của mình để mua nhà, bởi lẽ dù chưa kết hôn, vẫn có những người góp tiền vào mua tài sản, lúc đó tài sản được xác định là tài sản chung.

Thực tế, quan hệ sở hữu chung không chỉ xác lập dựa trên quan hệ hôn nhân. Điều 207, 208 và 209 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về một số trường hợp tài sản sẽ được xác định là có “sở hữu chung”.

Cụ thể:

- Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung.

=> Là sự sở hữu chung trong đó mỗi người sở hữu một phần nhất định (chẳng hạn 2 người mua chung một mảnh đất, trên sổ đỏ sẽ có ghi cụ thể phần đất của người A có diện tích bao nhiêu, tương tự với người B)

- Sở hữu chung hợp nhấy là sở hữu chung mà trong đó, phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung, bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và không thể phân chia.

=> Là sở hữu chung được xác lập trong hôn nhân, không ai có thể phân rõ mình đóng góp bao nhiêu vào tài sản chung, chỉ có thể chia đôi.

Như vậy, trong trường hợp hai người tuy không kết hôn nhưng vẫn cùng đứng tên chung để mua nhà, đây vẫn được coi là tài sản chung (mặc dù phần riêng của mỗi người trong tài sản này đều được xác định).

Chẳng hạn, hai người cùng đứng tên mua chung nhà, dù không phải là vợ chồng, nhưng trên giấy tờ nhà vẫn ghi đầy đủ tên của 2 chủ sở hữu, khi một trong hai bên muốn thực hiện giao dịch hoặc tự định đoạt căn nhà đó, cần có sự tham gia của đồng sở hữu.

Vậy, muốn một căn nhà thực sự là tài sản riêng, bản cần đảm bảo trước hôn nhân bạn là người duy nhất có quyền sở hữu với căn nhà!

2. Nên mua nhà trước hay sau khi cưới

Như đã phân tích, mua nhà trước hay sau khi cưới không hoàn toàn làm ảnh hưởng đến việc quyết định đó là tài sản chung hay tài sản riêng. Nếu bạn có suy nghĩ muốn đảm bảo ngôi nhà là tài sản của riêng mình, cần lưu ý những việc sau:

- Mua nhà trước hôn nhân, đứng tên một mình.

- Không có thỏa thuận về chế độ tài sản với vợ:

Theo quy định tại Điều 28 Luật hôn nhân và gia đình (Được hướng dẫn bởi Điều 7 Nghị định 126/2014/NĐ-CP) thì trước hôn nhân hai bạn vẫn có thể thỏa thuận về việc đâu là tài sản chung, đâu là tài sản riêng trong hôn nhân. Bằng cách thỏa thuận này các bạn sẽ xác lập những quy tắc riêng cho tài sản của hai vợ chồng, không nhất thiết phải tuân theo các quy định chung trong Luật.

- Không có thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung (theo quy định tại Điều 46 Luật HN&GĐ)

Ngoài ra, trong thời kỳ hôn nhân, nếu bạn dùng tài sản riêng của mình để mua nhà, đây cũng được xem là tài sản riêng (Khoản 3 Điều 43 Luật HN&GĐ)

Như vậy, việc mua nhà trước hay sau hôn nhân tuy có ảnh hưởng đến việc xác lập ngôi nhà là tài sản chung hay riêng, tuy nhiên không phải cứ mua nhà trước hôn nhân thì đó là tài sản riêng và cứ mua nhà trong thời kỳ hôn nhân thì đó tài sản chung!

  •  1712
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…