DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Mua - Bán thông tin cá nhân

Hàng triệu thông tin cá nhân của khách hàng như tên, số điện thoại, email, địa chỉ, số thu nhập lẫn số dư tài khoản… bị trao đổi, mua bán công khai khiến không ít người gặp phiền phức, thậm chí bị lừa đảo, khủng bố…

Trong một buổi tình cờ lên mạng, chúng tôi đã tìm thấy hàng loạt trang web công khai buôn bán thông tin cá nhân (Database), như: Danh sách khách hàng VIP tất cả ngành nghề giá rẻ và uy tín, danh sách khách hàng tiềm năng 2015, danh sách khách hàng siêu rẻ, danh sách khách hàng VIP 2015...

Các dữ liệu thông tin khách hàng này cũng được sắp xếp, phân loại thành các bộ danh sách theo ngành nghề, mức thu nhập, vị trí địa lý… để dễ dàng trao đổi, mua bán. “Các danh sách bảo đảm chất lượng, chính xác hơn 80%, được lọc hằng tháng và bổ sung thường xuyên” - hầu hết các trang mạng này đều khẳng định như vậy.

Theo chị N.L, nhân viên của một công ty bảo hiểm lớn trên địa bàn TP HCM, các công ty bảo hiểm hay bất động sản thường có bộ phận riêng chuyên thu thập thông tin khách hàng. Họ có nhiều cách thu thập thông tin khác nhau, như: điền thông tin để tặng quà, gửi hình lưu niệm về nhà... “Tuy nhiên, để hiệu quả hơn, các công ty cũng thường xuyên mua lại danh sách từ những người chuyên thu thập dữ liệu. Họ cũng có thể xin hoặc mua trực tiếp tại các kho dữ liệu thông tin gốc, tùy mối quan hệ của mỗi người” - chị N.L cho biết.

Nguồn: nld.com.vn

Cá nhân mình cũng là một nạn nhân của tình trạng này. Thật sự rất phiền khi ngày nào cũng đổ vào tin nhắn bán nhà bán đất bán sim, khuyến mãi vé máy bay, làm visa... Qua phóng sự trên có thể thấy hình thành hẳn những đường dây chuyên nghiệp phục vụ việc thu thập - mua bán thông tin cá nhân của người khác. Không biết những ông đầu nậu này có được phổ biến kiến thức pháp luật về khung hình phạt chưa

 

Nghị định 185/2013/NĐ-CP  QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI, SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ, HÀNG CẤM VÀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG

Điều 65. Hành vi vi phạm về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không thông báo rõ ràng, công khai với người tiêu dùng về mục đích trước khi thực hiện hoạt động thu thập, sử dụng thông tin của người tiêu dùng theo quy định;

b) Sử dụng thông tin của người tiêu dùng không phù hợp với mục đích đã thông báo với người tiêu dùng mà không được người tiêu dùng đồng ý theo quy định;

c) Không bảo đảm an toàn, chính xác, đầy đủ đối với thông tin của người tiêu dùng khi thu thập, sử dụng, chuyển giao theo quy định;

d) Không tự điều chỉnh hoặc không có biện pháp để người tiêu dùng cập nhật, điều chỉnh thông tin khi phát hiện thấy thông tin không chính xác theo quy định;

đ) Chuyển giao thông tin của người tiêu dùng cho bên thứ ba khi chưa có sự đồng ý của người tiêu dùng theo quy định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều này đối với trường hợp thông tin có liên quan là thông tin thuộc về bí mật cá nhân của người tiêu dùng.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm có chứa đựng thông tin của người tiêu dùng.

  •  4232
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…