DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Một số vị trí và cấp bậc nghề luật tại các công ty luật

Tại Công ty Luật (Lawfirm), các chức danh Nghề luật cũng có thứ bậc phân chia từ mức độ tích lũy kinh nghiệm, các công việc đảm nhiệm,…Tuy nhiên, với sinh viên Luật, không phải ai cũng có hiểu biết về những chức danh trong nghề này:

1. Junior: Là những người mới bắt đầu hành nghề luật trong khoảng 2 – 3 năm. Các Junior đều có điểm chung là phải chịu sự giám sát và hướng dẫn công việc của một Senior Lawyer.

  • Interns: Là thực tập sinh. Cấp bậc này thường phù hợp với các sinh viên Luật mới ra trường, người mới dấn thân vào nghề Luật bắt đầu tìm hiểu, làm quen với nghề bằng các công việc nhỏ, phụ giúp các cấp bậc cao hơn. Công việc dành cho Interns cũng khá đơn giản, ít quan trọng như soạn, review hợp đồng, dịch văn bản (bản draft), photocopy, công chứng, sao y giấy tờ, v…v
  • Legal Assistant/Trainee Lawyers: công việc của của cấp bậc này đã bắt đầu có tính chuyên sâu cao hơn Interns, liên quan nhiều hơn đến các vụ việc cụ thể.

2. Associates: 

Là những người có kinh nghiệm hành nghề khoảng 3 – 5 năm, đã được chứng chỉ hành nghề Luật sư và có khả năng phụ trách (handle) một vụ việc độc lập nhưng chưa thể tự quyết định độc lập với khách hàng mà vẫn cần có mộ Senior Lawyer trợ giúp, kiểm tra trước khi gửi bản tư vấn đến khác hàng.

3. Senior Associates: 

Là những người có kinh nghiệm hành nghề từ 8 -9 năm. Đã có thể tự mình phụ trách một vụ việc pháp lý độc lập.

4. Partners: 

thường là những người hành nghề liên tục ở một Law firm khoảng 15 năm hoặc người sáng lập hoặc góp vốn sở hữu ra Law firm đó. Đặc trưng của Law Firm so với các công ty thông thường là khi 1 partner rời khỏi công ty thì không chỉ vốn chủ sở hữu giảm mà sẽ kéo theo cả một số lượng lớn khách hàng của Law Firm đã theo sự tư vấn của Parners đó cũng mất đi. Trong Law firm có quy định một năm một Parner phải mang về bao nhiêu tiền, bao nhiêu khác hàng tùy quy định riêng.

Ngoài ra, ở một số công ty, còn có các chức danh như Senior Partners, Counsels, Experts và Paralegals.

Senior Partners: là những người có quyền cao hơn Partners, thường là người sáng lập ra hãng và có vốn góp lớn, tuy nhiên nó thiên về ý nghĩa tổ chức hành chính hơn là cấp bậc trong công ty.

Counsels: Từ Senior Associates đến Partners, đôi khi phải trải qua giai đoạn làm Counsels. Có thể vì vốn sở hữu công ty không lớn mà số lượng Partners rất nhiều nên chỉ khi 1 trong số họ chuyển đi hoặc đồng ý nhượng lại vốn sở hữu thì mới có chỗ cho Counsels thành Partners. Nhưng về chuyên môn và kinh nghiệm, Counsels không thua kém Partners.

Experts: Ở một số công ty có thêm cả Experts (rất ít). Họ thường là chuyên gia không chỉ trong mảng pháp lý mà còn nhiều nghiệp vụ nữa. Công việc của họ mang tính cố vấn và thường thì làm theo kiểu cộng tác trong 1 thời gian với công ty ở một vụ việc nào đó.

Paralegals: Là những người chuyên làm các công việc mang tính hành chính như chuẩn bị giấy tờ, trợ giúp Luật sư cấp cao chuẩn bị hồ sơ công tác, lịch hẹn, vé máy bay, v…v

Dù ở vị trí nào thì nghề luật cũng là một ngề đầy khó khăn, thử thách. Thế nhưng, khi hội tụ đủ cố gắng, say mê, tâm huyết và ý chí thì chắc rằng chúng ta sẽ thành công với tương lai đầy hứa hẹn.

 

  •  12780
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…