DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

"Một đám công chức ăn hại"

Khi Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói rằng “Trong bộ máy chúng ta có tới 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi, tối cắp về, không mang lại bất cứ thứ hiệu quả công việc nào”, lắm người đã lắc đầu lè lưỡi “thôi mặc kệ, cơ chế mà; nhưng xét đến cùng, con số 30% này đúng là một đám ăn hại, hại nước hại dân.

Đeo mác Công chức bằng mọi giá:

Một mặt tìm cách, bằng mọi giá, kể cả có dấu hiệu phạm tội (đưa hối lộ) để được mang cái mác công chức. Làm công chức lương thấp thế thì tại sao phải chạy chọt cho khổ?

Vào công chức bằng mọi giá

Vứt trăm triệu đồng chỉ để lấy một cái ghế thu nhập vài triệu đồng mỗi tháng?

Nói là lương thấp, đó là bởi lương hệ số nó thế thôi, chứ tính tổng thu nhập, cả phụ cấp này nọ ai dám nói con số cụ thể bao nhiêu; đầu càng bạc lương càng cao chứ cóc cần năng lực có thật hay không. Công chức không giàu từ lương, mà giàu từ các khoản phụ cấp, trợ cấp (hợp pháp), từ tư lợi (phạm pháp). Có ai thống kê được từng vị trí, từng công việc, từng vùng miền họ được phụ cấp bao nhiêu? Ngoài lương ra còn vô số khoản lặt vặt khác nếu cộng dồn vào lương sẽ ra con số nào?

Vì cái ghế đẻ ra tiền hay phụng sự dân?

Đầu tư phải có lợi, bỏ vài trăm triệu mà thu về bằng lương thà rằng gửi ngân hàng còn hơn; họ phải biến trách nhiệm thành quyền hành, thừa cơ đục khoét, tham nhũng, hành dân, tư lợi, bảo kê … đủ mọi mánh khóe. Hệ thống “cò” nở rộ cũng từng hệ lụy này mà ra, nếu không bị làm khó, làm khổ thì dân đâu cần đến “cò”; đằng sau lưng “cò” là con “vạc” nào mà giúp “cò” bay nhanh, sinh sôi nhiều thế?

Hại nước, hại dân

Ăn không ngồi rồi, đục khoét, đạo đức nhân cách rơi tuột,… mang đến những hệ lụy khó lường; bất bài ngồi điều hành, làng nhàng ngồi hành dân; con cha cháu ông dẫm đạp lên những giá trị xã hội, giá trị tài năng, chất xám bị kìm kẹp. Nạn tham nhũng vì thế hoành hành đủ trong mọi ngõ ngách. Bội chi ngân sách (34% khoản chi ngân sách dành cho lương), muốn bù đắp vào thì phải vay nợ, tận thu.

Báo hại xã hội trì trệ, báo hại nền kinh tế què quặt.

Thực tế công việc?

 

Người tài thì bị đè nén, cồng lưng làm quần quật; nhưng đó là con số nhỏ, phần không nhỏ người đời hay nói “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về”. Ở đời mà, con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa cứ quét lá đa. Hiện nay con cha nhiều quá nên phải tìm nơi nhồi nhét cho nó hết. Đáng ra việc đó 1 người làm được, nay ráng kêu ca để thêm vài chỉ tiêu để chia thời gian ngồi bà tám.

Bận lắm....

Ngân sách trả cho những thứ không đáng trả

Chưa nói đến việc đầu tư dàn trải, thiếu khoa học; việc trả lương cho số gần 1.000.000 cán bộ công chức ngồi mát ăn bát vàng đã thấy hoa mắt rồi. Lương, phụ cấp này, phục cấp nọ, trợ cấp này, trợ cấp kia,… ngốn của ngân sách bao nhiêu? Sơ sơ có phải trên dưới 50.000 tỷ đồng mỗi năm không? Chiếm bao nhiêu % GDP?

Bộ máy nhà nước cồng kềnh, không hiệu quả.

Với một lượng người nhong nhong như vậy, công việc làm sao trôi chảy? Người nọ tỵ người kia, ganh đua ghen ghét, trù dập lẫn nhau. Cải cách, cải tổ, cải chính, cãi cùn; cơ cấu này, tái cơ cấu kia, luẩn quẩn để tạo ra công an việc làm một cách lãng phí. Mỗi lần biên chế, cơ cấu là y như rằng nạn chạy chỗ lại rầm rộ không thua gì chạy công chức.

Giải pháp nào?

Bó tay………..? Bó cả chân.................?

  •  4327
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…