DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Một cá nhân A muốn sáp nhập tài sản riêng là Quyền sử dụng đất của mình thành tài sản chung của bốn anh em đồng sử dụng là A, B, C và D

Tôi xin trình bày và xin các sư huynh, sư tỉ giải đáp thắc mắc về những sự việc như sau:

1. Trường hợp 1:

Chị tôi – tức Bà  V có sở hữu quyền sử dụng đất đối với thửa đất có diện tích là: 104,2 m2; mục đích sử dụng: Đất ở tại nông thôn; tọa lạc: ấp Tân Nhuận, xã Nhuận Phú Tân, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre; chủ sử dụng đất đứng tên là cá nhân chị tôi, tức Bà V.

Nguyên thửa đất này có nguồn gốc tặng cho là được tặng cho từ cha mẹ ruột bà V (nay cha mẹ ruột bà V đã mất), nay bà V mong muốn đứng tên đồng sử dụng thửa đất này với 04 (bốn) người anh chị em ruột của bà V

Tôi có thay mặt bà V liên hệ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre thì bộ phận chuyên trách tại đây chỉ trả lời thủ tục này không thể tiến hành theo quy định của pháp luật.

Sau đó, tôi có liên hệ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP. Bến Tre thì bộ phận thẩm định của đơn vị trả lời là thủ tục này không thể thực hiện được theo Điều 79, Nghị định 43/2014/NĐ-CP “V/v quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai” của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 15/5/2014. Theo hướng dẫn, trường hợp thủ tục này thực hiện được chỉ khi tiến hành thủ tục tách thửa, sau đó mỗi người đứng tên sử dụng một phần thửa (sau tách thửa). Nhưng theo Quyết định số 33/2014/QĐ-UBND của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre, ký ngày 19/12/2014 quy định: diện tích tối thiểu của thửa đất ở được hình thành và thửa đất ở còn lại sau khi trừ lộ giới phải đảm bảo diện tích là 50 m2 (đối với vị trí các xã thuộc Bến Tre).

Ngày 05/7/2016, tôi tiếp tục liên hệ Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Bến Tre thì đơn vị này cũng trả lời tương tự 02 đơn vị nêu trên.

Như vậy, Quý vị vui lòng giải đáp giúp tôi là để bà  V có thể đứng tên đồng sử dụng thửa đất này với 05 (năm) người anh chị em ruột thì bà V phải tiến hành cụ thể những thủ tục như thế nào và thời gian là bao lâu theo quy định của pháp luật?

2. Trường hợp 2:

Bác họ của tôitức ông C có sở hữu quyền sử dụng đất đối với thửa đất có diện tích là: 122,4m2; mục đích sử dụng: Đất trồng cây lâu năm; tọa lạc: xã Bình Phú, TP. Bến Tre, tỉnh Bến Tre; đứng tên chủ sử dụng đất là hộ, tức Hộ ông C

Nguyên thửa đất này là lối đi chung duy nhất của 03 hộ gia đình kế cận nhau, do đó ông  C muốn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đồng sử dụng thửa đất nêu trên với 02 thành viên của 02 hộ gia đình kế cận, cụ thể nội dung chủ sử dụng đất chuyển thành:

Ông: C

Cùng đồng sử dụng là ông: N                     

Cùng đồng sử dụng là bà: T”

Nhưng khi tôi liên hệ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP. Bến Tre, tỉnh Bến Tre thì bộ phận thẩm định của đơn vị trả lời là thủ tục này không thể thực hiện được theo Điều 79, Nghị định 43/2014/NĐ-CP “V/v quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai”, ký ngày 15/5/2014; trừ khi tiến hành thủ tục tách thửa, sau đó mỗi người đứng tên sử dụng một phần thửa (sau tách thửa). Ngày 05/7/2016, tôi tiếp tục liên hệ Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Bến Tre thì đơn vị này cũng trả lời tương tự Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP. Bến Tre, tỉnh Bến Tre.

Nhưng theo thực tế thửa đất này là lối đi chung diện tích rất nhỏ (ngang 1.9m), nếu tiến hành tách thửa làm 03 phần thì rất bất cập vì mỗi người sử dụng chỉ được khoảng 0.633 m ngang lối đi này.

Do đó, việc ông C muốn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đồng sử dụng thửa đất nêu trên với 02 thành viên của 02 hộ gia đình kế cận là không thể thực hiện được, ngay cả theo cách Văn phòng đăng ký đất đai TP. Bến Tre hướng dẫn thì trên thực tế với lối đi bị chia nhỏ như vậy (0,633m ngang), người dân cũng không thể sử dụng được.

Như vậy, Quý vị vui lòng giải đáp giúp tôi là để ông C được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đồng sử dụng thửa đất nêu trên với 02 thành viên của 02 hộ gia đình kế cận mà không phải tách thửa thì phải tiến hành cụ thể những thủ tục như thế nào và thời gian là bao lâu theo quy định của pháp luật?

Vì tôi có liên hệ các Cơ quan đăng ký của tỉnh Bến Tre thì họ không thực hiện được yêu cầu của người dân. Xét thấy yêu cầu trên là chính đáng và không trái với quy định của pháp luật thì người dân có quyền làm. Nhưng cơ quan đăng ký thì gặp vướng do không có thủ tục giải quyết cụ thể. Cơ quan công chứng thì họ vẫn có thể chứng nhận các văn bản thỏa thuận này (nếu họ không chứng thì có thể bị khiếu nại) nhưng chứng mà không đi đăng ký được thì yêu cầu của người dân vẫn không thực hiện được. 

Xin nói thêm, Cơ quan đăng ký hướng dẫn: Trong trường hợp cá nhân A muốn sáp nhập tài sản riêng của mình thành tài sản chung của bốn người là A, B, C và D thì A phải chuyển quyền cho E, xong E sẽ chuyển quyền lại cho bốn người là A, B, C và D. Trường hợp này rất nguy hiểm và khả năng tranh chấp cao trong trường hợp khi E đứng tên chủ sử dụng đất, vì lý do gì đó E không chịu chuyển quyền cho A,B, C và D thì sao? Vả lại đây là hợp đồng giả cách (pháp luật ngăn cấm).

Xin được chỉ giáo!

  •  2336
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…