DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Mọi người giúp em giải quyết vướng mắc này với ạ

Ông A lấy bà B sinh ra ba người con là C, D, E. Ống A sống với bà M như vợ chồng. A chết lập di chúc cho C 50tr, còn lại cho bà M.  biết A+B= 500tr, mai táng hết 10tr. Biết khi ông A chết, C bị tâm thần, D 19tuổi, E 10 tuổi. Bài làm của em như sau:

Di sản thừa kế của ông A là: 500/2=250 triệu.  

Di sản chia thừa kế của  ông A là: 250-10= 240 triệu

Chia theo di chúc:

-C=50tr

-M= 240-50=190 tr

Theo điều 669 thì: B=C=E=2/3.(240/4)=40tr

Như vậy là phải lấy phần của C và bà M ở trên di chúc để bù cho B và E. Tổng số tiên phải bù là 80 tr. Tuy nhiên, bọn em lại có hai quan điểm khác nhau về việc chia tỉ lệ này:

- Quan điểm thứ nhất cho rằng sẽ chia theo tỉ lệ 50:190= 5:19. Tuy nhiên khi tính ra thì sẽ thấy C bị trừ như thế sẽ bị thiếu 2/3 một suất thừa kế nên sẽ lấy của C 10tr thôi, còn lấy của M 70tr

- Quan điểm thứ hai lại cho rằng phần 669 của C  là 40 tr sẽ tách riêng ra, 10tr còn lại mới đem vào tính tỉ lệ. Tức là 10:190=1:19. C bù 4 tr, M bù 76 tr

Vậy theo mọi người cách chia tỉ lệ nào là đúng ạ?

  •  5606
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…