DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Luật dân số: Sẽ quy định điều kiện được phép phá thai

Theo Điều 44 Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989 có quy định “Phụ nữ được quyền nạo thai, phá thai theo nguyện vọng, được khám chữa bệnh phụ khoa, được theo dõi sức khỏe trong thời kỳ thai nghén, được phục vụ y tế khi sinh con tại cơ sở y tế”

Sẽ quy định điều kiện được phép phá thai

Tuy nhiên dựa theo tình hình thực tế thì nước ta được xếp vào nhóm nước có tỷ lệ phá thai cao nhất trên thế giới ở mức 29 ca phá thai trên 100 trẻ đẻ sống. Tình trạng phá thai lặp lại còn khá phổ biến, phá thai không an toàn không ít, đáng lưu ý là tỷ lệ phá thai ở nhóm thanh niên, vị thành niên chiếm khoảng 300.000 ca mỗi năm và có xu hướng gia tăng do ảnh hưởng của nền kinh tế mở với lối sống tự do, phóng khoáng phương tây.

Trong bất kỳ trường hợp nào, phá thai cũng không được coi là biện pháp kế họach hóa gia đình, mặc dù phá thai trong chừng mực nào đó làm giảm tỷ suất sinh và mục đích giảm phá thai là nhằm bảo vệ sức khỏe của phụ nữ bởi hậu quả của việc phá thai rất nặng nề, làm suy giảm sức khỏe, tổn thương tinh thần, có nguy cơ chảy máu, thủng tử cung, gây viêm nhiễm cơ quan sinh dục, có thể gây biến chứng tới vô sinh đặc biệt đối với vị thành niên.

Việc phá thai xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó việc quy định pháp luật cho phép phá thai quá tự do, trong khi người dân thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết về hậu quả của nó. Do vậy, mà sắp tới cần xây dựng và ban hành Luật dân số thay thế Pháp lệnh dân số 2003 để điều chỉnh về vấn đề này.

Trong đó quy định điều kiện đối với cơ sở cung cấp dịch vụ phá thai theo quy định pháp luật về khám chữa bệnh. Cụ thể cơ sở cung cấp dịch vụ phá thai phải đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, trình độ chuyên môn kỹ thuật của cán bộ và thực hiện đúng quy trình kỹ thuật về phá thai an toàn và phải tư vấn trước, trong, sau khi phá thai, điều kiện, trình tự, thủ tục phá thai cùng điều kiện, trách nhiệm của cơ sở thực hiện dịch vụ này.

Đồng thời, sẽ quy định chặt chẽ hơn về điều kiện đối với người được phá thai như:

- Phải có đơn cam kết tự nguyện phá thai.

- Phải có giấy tờ tùy thân.

- Giới hạn được phá thai theo tuổi thai.

Nghiêm cấm phá thai để lựa chọn giới tính, phá thai gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe phụ nữ.

Sẽ xem xét bổ sung việc cho phép phá thai có điều kiện để cứu tính mạng người phụ nữ khi thai nghén đe dọa tính mạng, do thai bất thường, bị dị tật bẩm sinh có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của đứa trẻ sau này.

Ngoài ra, Dự thảo Luật dân số cũng đề cập đến quyền được phòng tránh vô sinh, các biện pháp, trách nhiệm phòng tránh vô sinh bằng việc nâng cao kiến thức, kỹ năng thực hành, phòng tránh nguyên nhân vô sinh, cách ứng xử của người vô sinh trong quan hệ với gia đình, cộng đồng… và trách nhiệm điều trị vô sinh của cơ sở khám chữa bệnh có đủ điều kiện.

Nhà nước sẽ hộ trợ một phần kinh phí đối với nghiên cứu, phương pháp và chuyển giao công nghệ điều trị vô sinh.

Dự kiến nội dung của Luật dân số gồm 56 Điều và 8 Chương bao gồm:

Chương I: Quy định chung

Chương II: Quy mô dân số

Chương III: Cơ cấu dân số và khai thác, thích ứng với quá trình chuyển đổi cơ cấu dân số

Chương IV: Chất lượng dân số

Chương V: Phân bổ dân số

Chương VI: Lồng ghép các vấn đề dân số trong phát triển kinh tế xã hội

Chương VII: Tổ chức thực hiện các biện pháp công tác dân số

Chương VIII: Điều khoản thi hành.

Mời các bạn xem chi tiết tài liệu xây dựng Luật dân số tại file đính kèm.

  •  7526
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…