DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Luật cạnh tranh: nhiều doanh nghiệp vẫn mù mờ ?!

Luật cạnh tranh được ban hành từ năm 2004, và đi vào thực tiễn từ năm 2005, đến nay đã được 10 năm, tuy nhiên không ít doanh nghiệp nắm được mình còn được pháp luật bảo vệ bởi Luật cạnh tranh, bên cạnh các Luật doanh nghiệp, Luật thương mại,…

Thống kê cho thấy chỉ có khoảng 20% doanh nghiệp cả nước nắm được Luật này và họ đã sử dụng rất tốt để bảo vệ các mặt hàng, dịch vụ mà mình đang kinh doanh. Vậy còn 80% doanh nghiệp còn lại thì sao? Đã nắm được Luật cạnh tranh như thế nào chưa? Những thông tin cần thiết dưới đây sẽ giúp ích cho bạn.

I. Các văn bản về Luật cạnh tranh hiện nay còn hiệu lực áp dụng

- Luật cạnh tranh 2004.

- Nghị định 07/2015/NĐ-CP.

- Nghị định 71/2014/NĐ-CP.

- Nghị định 42/2014/NĐ-CP và Thông tư 197/2014/TT-BTC, 24/2014/TT-BCT.

- Nghị định 116/2005/NĐ-CP119/2011/NĐ-CP.

II. Một số lưu ý về Luật cạnh tranh

1. Đối tượng áp dụng

- Tổ chức, cá nhân kinh doanh (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động ở Việt Nam.

- Hiệp hội ngành nghề hoạt động ở Việt Nam.

2. Các hành vi bị cấm với cơ quan quản lý nhà nước

- Buộc doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ với doanh nghiệp được cơ quan này chỉ định, trừ hàng hoá, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước hoặc trong trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật.

- Phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp.

- Ép buộc các hiệp hội ngành nghề hoặc các doanh nghiệp liên kết với nhau nhằm loại trừ, hạn chế, cản trở các doanh nghiệp khác cạnh tranh trên thị trường.

- Các hành vi khác cản trở hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp.

3. Các hành vi bị cấm với doanh nghiệp

- Các hành vi hạn chế cạnh tranh: thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh, lạm dụng vị trí độc quyền, tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan.

- Hành vi cạnh tranh không lành mạnh: Chỉ dẫn gây nhầm lẫn; xâm phạm bí mật kinh doanh; ép buộc trong kinh doanh; gièm pha doanh nghiệp khác; gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác; quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh; khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh; bán hàng đa cấp bất chính; các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác.

III. Mức phạt đối với hành vi vi phạm Luật cạnh tranh

Có 02 hình thức phạt chính:

- Cảnh cáo.

- Phạt tiền.

Lưu ý hình thức phạt tiền:

- Cá nhân chịu mức phạt bằng ½ lần mức phạt đối với tổ chức.

- Có 02 loại phạt tiền, tùy theo hành vi vi phạm gồm dựa trên doanh với mức phạt là 10% tổng doanh thu và mức phạt tiền cụ thể với mức từ 2.000.000 đến 200.000.000 đồng.

Ngoài ra, còn áp dụng các hình thức phạt bổ sung:

- Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

 - Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh bao gồm cả tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

- Buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường;

- Buộc chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất; buộc bán lại phần doanh nghiệp đã mua.

- Buộc cải chính công khai.

- Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh.

- Buộc sử dụng hoặc bán lại các sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp đã mua nhưng không sử dụng.

- Buộc loại bỏ những biện pháp ngăn cản, kìm hãm doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh.

- Buộc khôi phục các điều kiện phát triển kỹ thuật, công nghệ mà doanh nghiệp đã cản trở.

- Buộc loại bỏ các điều kiện bất lợi đã áp đặt cho khách hàng.

- Buộc khôi phục lại các điều khoản hợp đồng đã thay đổi mà không có lý do chính đáng.

- Buộc khôi phục lại hợp đồng đã hủy bỏ mà không có lý do chính đáng.

  •  9903
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…