DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Kim Dung dưới góc nhìn pháp luật

Trong tác phẩm Kim Dung giữa đời tôi, tác giả Vũ Đức Sao Biển có một đọan nói về Kim Dung dưới cái nhìn rất mới lạ. Xin trích đọan một phần tác phẩm để những ai yêu thích Kim Dung có thêm hiểu biết mới về cây bút "tài cao vạn trượng" này

 

Trước khi cầm bút làm báo, Kim Dung đã từng tốt nghiệp Đông Ngô pháp học viện Thượng Hải. Văn bằng của ông là cử nhân luật khoa (pháp học) và việc gắn liên yếu tố pháp luật vào trong tác phẩm văn chương kiếm hiệp, đối với ông gần như là vấn đề tất yếu. Một cách khái quát, Kim Dung thƣờng đặt những tác phẩm của mình vào trong bối cảnh của các triều đại phong kiến Trung Quốc: Thiên Long bát bộ (thời Tống), Xạ điêu anh hùng truyện (Tống Kim), Thần điêu hiệp lữ (Tống-Nguyên), Ỷ thiên Đồ long ký (Nguyên), Lộc Đỉnh ký (Thanh)… Những bối cảnh lịch sử đó có trƣớc thời đại ông sống ít nhất 300 năm cho nên những vấn đề pháp luật đƣợc phản ánh trong tác phẩm đƣơng nhiên là những vấn đề pháp luật của xã hội phong kiến Trung Quốc. Tuy nhiên, thông qua cái vang bóng xa xăm đó, ta lại tìm thấy những khát vọng rất hiện đại.

Mỗi môn phái, bang hội nhƣ Thiếu Lâm, Võ Đang, Nga Mi, Cái bang, Côn Lôn, Không Động, Tiêu Dao, Bồng Lai… đều lập ra một hệ thống luật pháp thực chứng riêng mà họ thƣờng gọi là thanh quy giới luật. Kèm theo thanh quy giới luật này, mỗi môn phái, bang hội còn lập riêng ra một cơ quan chấp pháp, được gọi với các tên giới luật đƣờng, giới luật viên, hình đƣờng. Với phái Thiếu Lâm, nhà sƣ đứng đầu cơ quan này gọi là thủ toà giới luật viên; với Cái bang, nhân vật đứng đầu là chấp pháp trƣởng lão… Các cơ quan chấp pháp này làm luôn chức năng của lập pháp, hành pháp, tƣ pháp (kể cả công việc thi hành án). Kim Dung cho những nhân vật của mình thi hành án một cách gọn nhẹ, nhanh chóng. Trong Thiên Long bát bộ, bọn đệ tử Cái bang phạm tội khi sư diệt tổ thì phải tự vận, nếu không đủ can đảm tự vận, phải nhờ ngƣời anh em trong bang giết mình thì bảo toàn đƣợc thanh danh. Trong trƣờng hợp họ bị chấp pháp trưởng lão kêu án xử chết hoặc đuổi ra khỏi bang thì nỗi nhục vẫn còn mãi…

Kim Dung vƣơn tới những khát vọng xa hơn: ông muốn đạp đổ thứ vƣơng pháp, vƣơng quyền hình thành mấy ngàn năm trong xã hội Trung Quốc bởi các chế độ phong kiến thối nát; xây dựng một thứ pháp luật thực chứng nhanh, mạnh, chính xác, công bằng để bảo vệ phẩm giá những con người lương thiện. Bọn hào sĩ giang hồ của ông đôi khi làm việc rất vô chính phủ, vô tổ chức nhƣng vẫn thể hiện đƣợc khát vọng trật tự, công bằng cho mọi người.

  •  4608
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…