DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

KHÔNG SỬ DỤNG TIỀN MẶT ĐỂ GÓP VỐN VÀO DOANH NGHIỆP

Cho đến nay, Việt Nam là một trong những nước đứng đầu thế giới về thị phần thanh toán bằng tiền mặt. Tiền mặt đã trở thành một công cụ rất được ưa chuộng trong thanh toán và từ lâu đã trở thành thói quen khó thay đổi của người tiêu dùng và nhiều doanh nghiệp Việt nam. Hầu hết chi phí liên quan đến tiền mặt trong lưu thông như in ấn, phát hành, thu huỷ, vận chuyển, bảo quản, an ninh là chi phí xã hội và do Nhà nước phải chịu. Cá nhân người thanh toán chỉ phải chịu phần chi phí nhỏ trong đó (kiểm đếm, vận chuyển). Đây cũng chính là lực cản lớn trong việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt.

 

Một số nghiên cứu đã chỉ ra tác hại không nhỏ của nền kinh tế tiền mặt, đó là chi phí khá tốn kém cho việc thanh toán bằng tiền mặt từ khâu in ấn, vận chuyển, bảo quản, thất thoát, nhất là với các đồng tiền mệnh giá nhỏ. Tác động tiêu cực hơn mà khó có thể đo đếm được, đó là môi trường nuôi dưỡng cho kinh tế ngầm, buôn gian bán lận, trốn thuế, tham nhũng, tiêu cực phát sinh. Hơn nữa, không kiểm soát được chính xác thu nhập để thực thi Luật Thuế thu nhập đối với cá nhân có thu nhập cao. Quan trọng hơn, rửa tiền vốn gây nguy hại không chỉ cho nền kinh tế mà còn cả an ninh chính trị của đất nước. Tệ nạn rửa tiền, hiểu một cách đơn giản là biến các khoản tiền có nguồn gốc bất hợp pháp (thường được gọi là tiền bẩn) thành những đồng tiền có nguồn gốc hợp pháp (tức tiền sạch). Với một nền kinh tế tiền mặt thì “tiền bẩn” của buôn lậu, buôn ma túy và nhất là của tham nhũng thành “tiền sạch” là việc quá dễ dàng. Bởi chỉ cần dùng “tiền bẩn” mua nhà, mua đất rồi sau đó mang bán lại là thành “tiền sạch” mà không cần phải “rửa” qua các ngân hàng. Nhìn xa hơn nữa thì không thể chống tham nhũng nếu cứ tồn tại mãi một nền kinh tế tiền mặt như hiện nay.

 

Ngoài ra, việc sử dụng nhiều tiền mặt cũng gây ra vấn nạn tiền giả. Tất cả đối tượng lưu manh sẵn sàng in, tiêu thụ tiền giả trong khi kiến thức về tiền giả của người dân còn hạn chế và cơ hội thực hiện hành vi phạm tội vẫn còn dễ dàng.

 

Để thoát khỏi nền kinh tế tiền mặt, mới đây Bộ Tài Chính vừa mới ban hành Thông tư số 09/2015/TT-BTC vào ngày 29/01/2015 hướng dẫn giao dịch tài chính của doanh nghiệp, theo quy định của Chính phủ về thanh toán bằng tiền mặt. Thông tư sẽ có hiệu lực kể từ ngày 17/03/2015. Theo thông tư này quy định các doanh nghiệp không sử dụng tiền mặt để thanh toán khi thực hiện các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác. Các doanh nghiệp cần phải sử dụng các hình thức khác như thanh toán bằng séc, thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền hoặc các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt khác theo quy định của pháp luật hiện hành.

 

Các hình thức thanh toán nói trên cũng được áp dụng với các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng khi thực hiện các giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau. Thông tư cũng quy định không sử dụng tiên mặt đối với các giao dịch này. Các tổ chức tín dụng khi thực hiện giao dịch vay,cho vay và trả nợ lẫn nhau bằng tài sản (không phải bằng tiền), đối trừ công nợ, chuyển giao nghĩa vụ nợ thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. DN có hành vi vi phạm khi thực hiện các giao dịch tài chính quy định tại Thông tư này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

 

Đây là một điểm mới trong chính sách tài chính tiền tệ của Việt Nam. Ngoài việc xây dựng một thói quen trong người dân thì điều kiện tiên quyết là ngành tài chính, ngân hàng cần phải ban hành các chính sách phù hợp để việc thanh toán không dùng tiền mặt mang lại lợi ích thiết thực cho nhiều phía chứ không chỉ là lợi ích cục bộ của một đối tượng nào cả. Việc thông tư số 09/2015/TT-BTC ra đời cho thấy Bộ Tài chính đã ghi nhận tầm quan trọng của việc hạn chế dùng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn và vay trả nợ. Chúng ta cùng hy vọng trong thời gian tới sẽ có nhiều chính sách và biện pháp khác được đưa ra nhằm mục đích hạn chế sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế.

 

  •  3623
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…