DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Không nhường đường cho xe cứu thương có thể bị xử lý hình sự

Hiện nay, việc người đi đường quyết không nhường đường cho xe cứu thương diễn ra hằng ngày trên đường phố. Đặc biệt là ở các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội. Trên thực tế, có nhiều người vốn dĩ sẽ được cứu sống nhưng sự vô ý thức của nhiều người quyết không nhường đường cho xe cứu thương, làm chậm trễ việc đưa đến bệnh viện cấp cứu dẫn đến chết người.

Xét về phía cộng đồng, hành vi này gây ra nhiều bức xúc cho dư luận, có thể gây hại đến tính mạng của người đang được đưa đi cấp cứu. Về mặt pháp luật, hành vi không nhường đường, cản trở xe cứu thương có thể bị xử phạt hành chính, thậm chí xử lý hình sự.

Xử phạt hành chính:

Theo quy định tại Khoản 6 điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP: Hành vi không nhường đường hoặc cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ bị xử lý như sau:

- Phạt tiền từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô

- Phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy

- Phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng

Các loại xe ưu tiên ở đây bao gồm:

- Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ.

- Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường.

- Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu.

- Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật.

- Đoàn xe tang.

Xử phạt hình sự:

“Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:

Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ 

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

a) Làm chết người; 

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; 

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; 

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm

a) Không có giấy phép lái xe theo quy định; 

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác; 

c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; 

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông; 

đ) Làm chết 02 người; 

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; 

g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm

a) Làm chết 03 người trở lên; 

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; 

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 

Tuy nhiên, trên thực tế việc xử lý các hành vi không nhường đường hoặc cản trở cản trở xe cứu thương hay các xe ưu tiên khác rất hiếm hoi, hầu như không có. Mặc dù trên những hành vi ấy dù vô ý hay cố ý cũng có thế gây thiệt hại đên tính mạng, tài sản,…

  •  3679
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…