DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

khởi kiện hợp đồng lao động

Trong đơn khởi kiện ngày 4.4.2006 và các lời khai tại Toà án nguyên đơn anh Nguyễn Quốc Tuấn trình bày:

Ngày 15.1.2004 tại văn phòng công ty Nghi Tàm, anh và bà Thuỷ chức vụ Phó tổng giám đốc đã trực tiếp thoả thuận các điều khoản của hợp đồng lao động với nội dung: Anh sẽ làm việc tại công ty Nghi Tàm với chức danh giám đốc điều hành Nghi Tàm TOURS tại Hà Nội mức lương 500 USD/tháng, phụ cấp 1 bữa trưa, tiền điện thoại 400.000đ/tháng, chế độ nghỉ phép 12 ngày. Loại hợp đồng không xác định thời hạn và có hiệu lực từ ngày 22.1.2004. Hai bên mới chỉ thoả thuận bằng miệng chưa trực tiếp ký hợp đồng lao động. Tuy nhiên, bản thân anh đã nghiêm túc thực hiện những thoả thuận trên. Về phía công ty cũng chi trả các chế độ cho anh đầy đủ. Ngày 17.5.2005 anh có đơn xin chấm dứt hợp đồng lao động và ấn định ngày chấm dứt là 2.6.2005. Sau khi chấm dứt hợp đồng lao động anh đã yêu cầu công ty thanh toán tiền lương phụ cấp tháng 5/2005 và tiền làm ngoài giờ và khoản phụ cấp thôi việc. Nhưng công ty không thanh toán.

Nay anh chính thức yêu cầu công ty thanh toán các khoản gồm:

-   Tiền trợ cấp thôi việc 357 USD = 6.000.000đ

-   Tiền lương tháng 5/2005: 500 USD = 8.000.000đ

-   Tiền điện thoại tháng 5/2005: 400.000đ

-   Tiền lương ngoài giờ 31.200.000đ

-   Tiền nghỉ phép năm: 5.120.000đ

-   Lãi xuất do chậm thanh toán 3.550.000đ

Tổng cộng là 54.270.000đ.

Ngoài ra công ty Nghi Tàm phải chính thức xin lỗi anh bằng văn bản do đã vu khống anh chiếm đoạt tiền của công ty không đóng thuế thu nhập cá nhân và cung­ cấp tài liệu giả để khởi kiện.

Công ty TNHH dịch vụ đầu tư và du lịch Nghi Tàm do anh Lợi đại diện trình bày:

Anh Nguyễn Quốc Tuấn được công ty Nghi Tàm thuê hướng dẫn đoàn đi du lịch nước ngoài khi công ty có yêu cầu và được hưởng thu nhập 500 USD/lần (bao gồm cả thuế thu nhập, bảo hiểm cá nhân và các khoản chi phí khác). Hai bên chỉ thoả thuận bằng miệng hoặc qua điện thoại. Hai bên đã thanh toán xong không còn nợ nần gì nữa. Tháng 4/2005 công ty phát hiện anh Tuấn chiếm đoạt tiền của công ty từ đó anh Tuấn không liên lạc với công ty nữa.

Về hợp đồng lao động do anh Tuấn xuất trình tại phiên toà anh Nguyễn Tiến Lợi (đại diện theo uỷ quyền của công ty) xác nhận là do công ty ký với anh Tuấn ngày 1.1.2003 sau đó anh Tuấn không đến làm việc nên hợp đồng đã bị huỷ bỏ, không có việc công ty thoả thuận miệng với anh Tuấn. Công ty không bổ nhiệm anh Tuấn làm giám đốc điều hành anh Tuấn không phải là người lao động thường xuyên trong công ty. Về phía công ty khẳng định giữa anh Tuấn và công ty không ký kết hợp đồng lao động. Trong bảng lương, hồ sơ nhân sự, bảng chấm công không có tên anh Tuấn. Anh Tuấn không phải là người lao động của công ty. Vì vậy công ty không đồng ý bất cứ 1 yêu cầu nào của anh Tuấn.

 

Nếu là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho anh Tuấn/Công ty, anh/chị sẽ đưa ra những lập luận gì để giúp nguyên đơn/bị đơn đạt được mục đích ?

  •  6916
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…