DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Khi bệnh viện từ chối người bệnh

Sự việc được một số báo điện tử phản ánh:

Bệnh nhân nằm bất động trong xe taxi, khi đến phòng khám Đa khoa Bà Điểm, sau khi ngó nghiêng, các y bác sĩ đồng thanh: “phải có người nhà mới cấp cứu được”. Sau khi chuyển đến bệnh viện Thống Nhất, nữ bệnh nhân đã tử vong. Một đoạn video do tài xế taxi hãng Mai Linh ghi lại vừa xuất hiện trên internet có nội dung ghi lại cảnh đưa một nạn nhân vào phòng khám Đa khoa Bà Điểm huyện Hóc Môn cấp cứu. Phòng khám yêu cầu "phải có người nhà mới cấp cứu được". Khi chiếc taxi đến, 5 người từ phòng khám mặc áo blouse xuất hiện, một người phụ nữ và một người đàn ông mở cửa xe nhìn vào. Bệnh nhân nằm dài bất động trong xe. Sau khi ngó nghiêng, nhân viên phòng khám hỏi ai là người nhà? Một người  lên tiếng “Tôi là người dân giúp. Không có người nhà”.


Khi người dân đi cùng người bị nạn hỏi lại “giờ sao?”, thì những người mặc áo blouse đồng thanh “phải có người nhà mới cấp cứu được”. Bị từ chối, người dân lên tiếng “nếu mà vậy cho xuống dưới kia chuyển tiếp”. Tài xế taxi đáp lời “tôi chở anh đi luôn”. Ngay sau đó, những người mặc áo blouse quay gót đi vào phòng khám. Sau khi được chuyển đến bệnh viện Thống Nhất cấp cứu, nữ bệnh nhân đã tử vong.


Trước vấn đề trên, phóng viên đã liên hệ với ông Nguyễn Văn Trường, Trưởng phòng Y tế huyện Hóc Môn. Ông Trường cho biết ông đã làm việc với chủ phòng khám Đa khoa Bà Điểm. “Họ giải thích nguyên nhân không cấp cứu cho bệnh nhân là do thấy tình trạng bệnh quá nặng nên nhờ tài xế taxi chuyển bệnh giúp”.


Liên quan đến vụ việc, ngày 20/10 Bộ Y tế đã có văn bản đề nghị Sở Y tế TPHCM làm rõ thông tin từ video phản ánh bác sĩ từ chối cấp cứu, bệnh nhân tử vong.
Bệnh viện từ chối tiếp nhận bệnh nhân như vậy có đúng pháp luật không? Người nhà nạn nhân có thể khởi kiện bệnh viện này đòi bồi thường thiệt hại được không?

 


Ý KIẾN LUẬT GIA
1. Bệnh viện từ chối tiếp nhận bệnh nhân như vậy có đúng pháp luật không?
Từ chối khám bệnh, chữa bệnh, không tiến hành sơ cứu, cấp cứu là việc làm không đúng quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Theo đó Bệnh viện “có quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh nếu trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh mà tiên lượng bệnh vượt quá khả năng hoặc trái với phạm vi hoạt động chuyên môn của mình, nhưng phải báo cáo với người có thẩm quyền hoặc giới thiệu người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để giải quyết. Trong trường hợp này, người hành nghề vẫn phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh cho đến khi người bệnh được chuyển đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác”.


2. Người nhà nạn nhân có thể khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại được không?


Nội dung Công văn của Bộ Y tế cho thấy các cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét,  làm rõ trách nhiệm của những người liên quan. Căn cứ  tính chất, mức độ vi phạm (nếu có), bệnh viện hay cá nhân những người vi phạm có thể sẽ bị xử lý theo các quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự:


Trường hợp vi phạm bị xử lý về mặt hành chính: Người vi phạm nếu gây ra thiệt hại thì phải bồi thường. Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Xử lý vi phạm hành chính: “Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự”. Căn cứ khoản 6 Điều 25 Bộ Luật Tố tụng dân sự, “tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án. Việc khởi kiện (nếu xảy ra) được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.


Trong trường hợp vụ việc bị xử lý về hình sự, bên kiện đòi bồi thường thiệt hại được gọi là “nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự”. Điều 52 Luật Tố tụng hình sự quy định: Nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự “có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại”; “có quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu”; “được thông báo về kết quả điều tra”; “được đề nghị mức bồi thường và các biện pháp bảo đảm bồi thường; “được tham gia phiên toà; trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên toà” để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; có quyền “kháng cáo bản án, quyết định của tòa án về phần bồi thường thiệt hại…/.

 


(Luật gia, nhà báo Nguyễn Chấn - Chuyên viên cao cấp, Hãng Văn phòng Luật NewVision)

 

 

  •  5101
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…