DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Khi bên nhận cầm cố không trả lại đồ cho người cầm cố thì phải làm sao?

Xin hỏi luật sư khi bên nhận cầm cố không trả lại đồ cho người cầm cố thì phải làm sao?

 

MIÊU TẢ QUA SỰ VIỆC NHƯ SAU

Ngày 16/08/2014. Em có cầm một ba lô máy ảnh trong đó có nhiều phụ kiện và vay 10 triệu đồng của tiệm cầm đồ. Đến hạn ngày 03/09/2014. Em đến chuộc lại đồ cầm của mình và cũng đã thanh toán đầy đủ cho họ với số tiền vay (10 triệu đồng).

Trong những tài sản cầm cố đó có tới 9 món đồ ở ba lô đã được ký kết và liêm phong sau khi cầm. Khi em đưa tiền và chuộc lại đồ cầm, họ đã không đưa hết mà họ chỉ đưa cho em duy nhất một (body) còn lại 8 thứ khác họ ghi vào giấy Hợp Đồng Cầm Đồ hẹn 3 ngày sau trả hết; Nhưng đến tận ngày nay họ vẫn không trả thêm được cho em một món đồ nào khác, mặc dù em đến đòi rất nhiều lần.

Họ đã tự ý tháo gỡ, khai thác các tài sải cần cố để sử dụng cho mục đích riêng của mình, không thèm thương lượng, hỏi tôi được một lời và lại còn có hành vi lời hù dọa "đừng gây sự với bọn cấm đồ, làm căng sẽ bị mất trắng, không lấy lại được gì hết".

Họ đã sử dụng tài sản cầm cố trái với phát luật; Họ đã sai lại còn ngông cuồng hóng hách coi thường em và luật phát. Mong Luật sư cố gắng giúp đỡ em, em phải làm cách nào để lấy lại được những món đồ trên ? Em xin chân thành cảm ơn luật sư !

Luật sư xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

 

Căn cứ theo quy định tại Điều 332 Bộ luật dân sự về nghĩa vụ của bên nhận cầm cố tài sản thì:

Điều 332. Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố tài sản

Bên nhận cầm cố tài sản có các nghĩa vụ sau đây:

1. Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố;

2. Không được bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố; không được đem tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác;

3. Không được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu không được bên cầm cố đồng ý;

4. Trả lại tài sản cầm cố khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

Như vậy, với những thông tin như bạn đã trình bày thì có thể thấy rằng bên nhận cầm đồ đã hoàn toàn vi phạm các nghĩa vụ như quy định trên của Bộ luật dân sự. Bạn đã giải quyết vấn đề một cách rất chuẩn về mặt chính tắc đó là thỏa thuận với bên nhận cầm cố tài sản nhưng chỉ tiếc rằng việc thỏa thuận đó đã không được chấp nhận. Trong trường hợp này để bảo vệ quyền lợi cũng như việc đòi lại số tài sản của bạn thì bạn có thể viết đơn gửi đến Tòa nhân dân, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh để giải quyết yêu cầu cho bạn (Điều 33. Thẩm quyền của Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh 1. Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Toà án nhân dân cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây: a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này;)

(Luật sư Nguyễn Văn Tuấn - Công ty TNHH NewVision Law)

  •  4187
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…