DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Khi bà tôi mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hộ khẩu cũng đã thất lạc, như vậy cha tôi có quyền làm lại và đứng thừa kế được không ?


Tiền Giang
Kính thưa luật sư!
Tôi tên là Huỳnh Thị Thanh Yến ở Tiền Giang

Xin cho tôi hỏi: Bà tôi trước khi mất có làm di chúc cho tôi và các cô.đã có đầy đủ giấy tờ pháp lý như có công an làm chứng, giấy chứng nhận tâm thần,.., nhưng sau đó bà viết di chúc lại là để cho các cô tôi, nhưng chỉ có chữ ký của bà mà không có ai làm chứng (người ngoài) (Trong khi đó các cô tôi đã có gia đình riêng, và đã tách hộ khẩu ra riêng rồi còn tôi và cha thì vẫn chung hậu khẩu với bà).Như vậy nếu các cô tôi có tranh chấp thì sẽ giải quyết như thế nào?
Khi bà tôi mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hộ khẩu cũng đã thất lạc, như vậy cha tôi có quyền làm lại và đứng thừa kế được không?
Mong được sự giúp đỡ của luật sư, tôi chân thành biết ơn!


Luật sư xin trả lời bạn như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 662 Bộ luật dân sự về Sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc thì:
“1. Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc vào bất cứ lúc nào.

2. Trong trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.

3. Trong trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị huỷ bỏ”.

Như vậy, bà bạn hoàn toàn có thể sửa sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc vào bất cứ lúc nào do đó di chúc sau của bà sẽ có hiệu lực và di chúc trước sẽ bị hủy bỏ.


Có hai trường hợp xảy ra như sau:

Thứ nhất: Di chúc được lập sau có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 652 về di chúc hợp pháp thì:

Trong trường hợp này nếu có tranh chấp xảy ra thì Tòa án sẽ căn cứ vào di chúc cuối cùng mà bà bạn lập để chia toàn bộ di sản thừa kế của bà bạn để lại đó là để lại toàn bộ di sản cho các cô bạn.

Thứ hai: Di chúc được lập sau không có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 652 về di chúc hợp pháp thì:

Trong trường hợp này nếu có tranh chấp xảy ra thì Tòa án sẽ căn cứ vào bản di chúc đầu tiên mà bà bạn lập để tiến hành chia toàn bộ di sản thừa của bà để lại đó là cho bạn và các cô của bạn.

Bên cạnh đó thì có một số trường hợp người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đó là:

Điều 669. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:

1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.


 

  •  4138
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…