DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Hướng dẫn mới Luật bảo hiểm xã hội 2014

Ngày 01/01/2016, Luật bảo hiểm xã hội 2014 sẽ có hiệu lực. Theo đó, để hướng dẫn cụ thể thực hiện Luật này, Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn về BHXH bắt buộc.

Có 2 nội dung chính trong Nghị định này như sau:

I. Chế độ thai sản với trường hợp mang thai hộ

 

Lao động nữ mang thai hộ

Người mẹ nhờ mang thai hộ

Điều kiện đóng BHXH

Từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con.

Chế độ khi khám thai

- Nghỉ việc để khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày.

Trường hợp ở xa cơ sở chữa bệnh, người mang thai có bệnh lý hay thai không bình thường thì mỗi lần 2 ngày.

(Thời gian nghỉ không kể ngày nghỉ lễ, Tết, ngày nghỉ hàng tuần)

 

Chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thau, thai chết lưu hay phá thai bệnh lý

Nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa:

- 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi.

- 20 ngày nếu thai từ 05 đến dưới 13 tuần tuổi.

- 40 ngày nếu thai từ đến dưới 25 tuần tuổi.

- 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên. 

Thời gian này tính cả ngày nghỉ lễ, Tết, nghỉ hằng tuần.

 

Chế độ khi sinh con

- Trợ cấp 01 lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ mang thai hộ sinh con.

- Nghỉ việc hưởng chế độ thai sản kể từ ngày nghỉ việc trước khi sinh cho đến ngày giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ nhưng không vượt quá thời gian theo quy định tại Khoản 1 Điều 34 Luật BHXH 2014.

Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ hoặc thời điểm con chết mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Thời điểm giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ là ngày được ghi trong Thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

Lưu ý:

- Mức hưởng theo Điều 39 Luật BHXH 2014, được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, nếu đóng BHXH chưa đủ 6 tháng thì mức bình quân tiền lương của các tháng đã đóng BHXH.

- Thời gian nghỉ việc từ 14 ngày trở lên, vẫn được tính là thời gian đóng BHXH, và thời gian này không phải đóng BHXH.

- Nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ thêm 01 tháng.

Trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ chết hoặc gặp rủi ro mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền khi con chưa đủ 6 tháng tuổi thì người cha nhờ mang thai hộ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ nhờ mang thai hộ.

Trường hợp người cha nhờ mang thai hộ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng đang tham gia BHXH mà không nghỉ việc thì ngoài tiền lương còn được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ nhờ mang thai hộ.

- Mức hưởng theo Điều 39 Luật BHXH 2014, được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

- Thời gian nghỉ việc từ 14 ngày trở lên, vẫn được tính là thời gian đóng BHXH, và thời gian này không phải đóng BHXH.

Thủ tục hưởng chế độ khi khám thai,sẩy thai, nạo, hút thau, thai chết lưu hay phá thai bệnh lý

- Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đối với trường hợp điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú.

- Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập.

 

Thủ tục hưởng chế độ khi sinh con

- Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con.

Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày;

Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh.

- Bản Thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định tại Điều 96 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

- Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập.

- Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con.

- Bản Thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo Điều 96 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

- Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập.

 

Giải quyết thủ tục

- Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ nộp đủ hồ sơ quy định trên cho người sử dụng lao động.

Trường hợp thôi việc trước khi sinh con thì nộp hồ sơ và xuất trình sổ BHXH cho cơ quan BHXH.

- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, người sử dụng lao động phải lập hồ sơ quy định và gửi cho cơ quan BHXH.

- Cơ quan BHXH có trách nhiệm giải quyết hồ sơ và chi trả cho người lao động trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Với trường hợp thôi việc trước khi sinh con thời hạn là 05 ngày.

Trường hợp cơ quan BHXH không giải quyết phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

 

II. Chế độ hưu trí

Điều kiện hưởng lương hưu

Cụ thể một số đối tượng quy định tại Điều 54 Luật BHXH 2014.

1. Điểm c Khoản 1 Điều 54 (NLĐ từ đủ 50 đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò)

- Khai thác mỏ hầm lò.

- Vận tải than trong hầm lò.

- Vận hành máy khoan trong hầm.

- Nổ mìn trong hầm.

- Đào hầm lò để khai thác than.

2. Điểm d khoản 1 Điều 54 (Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp)

- Cán bộ, công chức, viên chức và NLĐ làm việc trong các cơ sở y tế, cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.

- Cán bộ, công chức là thành viên tổ công tác cai nghiện ma túy quy định tại Điều 5 Nghị định 94/2010/NĐ-CP.

- Cán bộ, công chức chuyên trách phòng, chống tệ nạn xã hội.

- Người làm công tác tư vấn về phòng chống HIV/AIDS theo Điều 22 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS 2006.

3. Bổ sung thêm đối tượng: Lao động nữ từ đủ 47 tuổi trở lên khi nghỉ việc và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc cạo mủ cao su.

Mức lương hưu hàng tháng

Bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Cách tính tỷ lệ lương hưu theo Điều 56 Luật BHXH 2014.

Xác định mốc tuổi để tính giảm tỷ lệ lương hưu:

- NLĐ làm việc trong điều kiện bình thường quy định tại điểm a khoản 1 Điều 54 của Luật BHXH 2014 thì lấy mốc tuổi để tính là đủ 60 tuổi  đối với nam và đủ 55 tuổi đối với nữ.

- NLĐ làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên quy định tại điểm b khoản 1 Điều 54 của Luật BHXH  thì lấy mốc tuổi để tính là đủ 55 tuổi đối với nam và đủ 50 tuổi đối với nữ.

- NLĐ làm công việc khai thác than trong hầm lò quy định tại điểm c khoản 1 Điều 54 của Luật BHXH 2014 thì lấy mốc tuổi để tính là đủ 50 tuổi.

- NLĐ nữ làm công việc cạo mủ cao su quy định tại khoản 3 Điều 6 của Nghị định này thì lấy mốc tuổi để tính là đủ 47 tuổi.

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Như Điều 62 Luật BHXH 2014. Ngoài ra, quy định cụ thể trường hợp sau:

NLĐ có thời gian đóng BHXH đủ 15 năm trở lên theo các mức tiền lương thuộc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định mà chuyển sang làm công việc khác hoặc sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong QĐND, sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan chuyên môn kỹ thuật trong CAND, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với QĐND, CAND chuyển ngành làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định mà đóng BHXH có mức lương thấp hơn thì khi nghỉ hưu được lấy mức lương cao nhất của số năm liền kề làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc mức lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp thâm niên (nếu có) trước khi chuyển ngành tương ứng với số năm được hưởng chế độ hưu trí để tính mức bình quân tiền lương làm cơ sở tính hưởng lương hưu.

Điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH

Tiền lương tháng đóng BHXH sau điều chỉnh của từng năm

=

Tiền lương tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do NSDLĐ quyết định của từng năm

x

Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm tương ứng

Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH được tính trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm do Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố hàng năm và được xác định bằng biểu thức sau:

Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm t = Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm liền kề trước năm NLĐ hưởng BHXH tính theo gốc so sánh bình quân của năm 1994 bằng 100% / Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm t tính theo gốc so sánh bình quân của năm 1994 bằng 100%

Trong đó:

- t là năm bất kỳ trong giai đoạn điều chỉnh.

- Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm t được lấy tròn hai số lẻ và mức thấp nhất bằng một.

Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của các năm trước năm 1995 được lấy bằng mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm 1994.

Nghị định này sẽ thay thế Nghị định 152/2006/NĐ-CP.

Xem chi tiết nội dung Nghị định tại file đính kèm bên dưới.

  •  7356
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…