DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Hướng dẫn mới cách xác định tiền lương cho người làm việc tại DN nhà nước

Từ ngày 01/8/2016, đồng loạt 2 Nghị định 51/2016/NĐ-CPNghị định 52/2016/NĐ-CP về xác định mức lương, thưởng cho người quản lý, người lao động làm việc tại công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có hiệu lực.

Trong đó, 2 Nghị định này sẽ lần lượt thay thế cho 2 Nghị định 50/2013/NĐ-CPNghị định 51/2013/NĐ-CP. So với hướng dẫn xác định tiền lương, thưởng trước đây thì theo quy định mới, có sự phân định rạch ròi giữa hệ số điều chỉnh tăng của các ngành, lĩnh vực của người làm công tác quản lý hoặc cách xác định lương trong từng trường hợp lợi nhuận tăng, giảm hoặc giữ nguyên đối với người lao động.

Bài viết dưới đây sẽ cho bạn có cái nhìn tổng quan về cách xác định tiền lương trước và từ sau 01/8/2016 cho từng nhóm đối tượng:

ĐỐI VỚI NGƯỜI QUẢN LÝ

1. Người quản lý được nhắc đến bao gồm:

- Chủ tịch Hội đồng thành viên.

- Chủ tịch Công ty.

- Thành viên Hội đồng thành viên.

- Trưởng Ban Kiểm soát.

- Kiểm soát viên.

- Tổng Giám đốc, Giám đốc.

- Phó Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc.

- Kế toán trưởng.

(Không bao gồm Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng làm việc theo hợp đồng lao động)

Trước đây: Không có 2 chức danh Trưởng Ban Kiểm soát trong cơ cấu người quản lý.

2. Tiền lương của người quản lý phải tương quan với tiền lương của người lao động làm việc tại công ty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu

Đây là một trong những điểm mới được bổ sung tại Nghị định 52/2016/NĐ-CP, có thể nói đây là điểm mới tiến bộ, bởi việc thu hẹp khoảng cách về lương giữa người lao động và người quản lý tại DN nhà nước.

3. Trường hợp kiêm nhiệm thì chỉ hưởng lương của một chức danh cao nhất

Nếu Chủ tịch Công ty kiêm Tổng Giám đốc, Giám đốc thì chỉ được nhận tiền lương của một chức danh cao nhất.

4. Các khoản lương, thưởng phải trừ BHXH, BHYT và khoản khác, sau đó mới trích nộp

Tiền lương, thưởng, thù lao của Trưởng Ban Kiểm soát, Kiểm soát viên xác định theo hướng dẫn này sau khi trừ BHXH, BHYT và các khoản khác để trích nộp cho cơ quan BH, công ty nộp cho cơ quan đại diện chủ sở hữu để hình thành quỹ chung và chi trả cho Kiểm soát viên theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao.

5. Xác định mức tiền lương bình quân kế họach phụ thuộc vào ngành, nghề và lấy quỹ tiền lương kế họach làm cơ sở để xác định quỹ tiền lương thực hiện

Trước đây thì ngược lại, lấy quỹ tiền lương, thù lao thực hiện làm cơ sở để xác định ngược trở lại đối với quỹ kế họach.

Mức tiền lương bình quân kế họach = mức lương quy định tại Phụ lục II Nghị định 52 và hệ số tăng thêm gắn với mức tăng lợi nhuận kế họach so với năm trước liền kề:

- Theo kế họach tăng trưởng thì áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm:

+ Tối đa bằng 0.5 lần mức lương cơ bản, nếu Công ty thuộc lĩnh vực ngân hàng, tài chính, viễn thông, có lợi nhuận dưới 500 tỷ đồng, Công ty thuộc lĩnh vực khai thác và chế biến dầu khí, khoáng sản, điện, thương mại, dịch vụ có lợi nhuận dưới 300 tỷ đồng, Công ty thuộc lĩnh vực còn lại có lợi nhuận kế họach dưới 200 tỷ đồng.

+ Tối đa bằng 0.7 lần mức lương cơ bản, nếu Công ty thuộc lĩnh vực ngân hàng, tài chính, viễn thông, có lợi nhuận từ 500 tỷ đến dưới 1.000 tỷ đồng, Công ty thuộc lĩnh vực khai thác và chế biến dầu khí, khoáng sản, điện, thương mại, dịch vụ có lợi nhuận từ 300 tỷ đến dưới 700 tỷ đồng, Công ty thuộc lĩnh vực còn lại có lợi nhuận kế họach từ 200 tỷ đến dưới 500 tỷ đồng.

+ Tối đa bằng 1 lần mức lương cơ bản, nếu Công ty thuộc lĩnh vực ngân hàng, tài chính, viễn thông, có lợi nhuận từ 1.000 tỷ đồng trở lên, Công ty thuộc lĩnh vực khai thác và chế biến dầu khí, khoáng sản, điện, thương mại, dịch vụ có lợi nhuận từ 700 tỷ đồng trở lên, Công ty thuộc lĩnh vực còn lại có lợi nhuận kế họach từ 500 tỷ đồng trở lên.

- Theo kế họach cân bằng  thì mức tiền lương bình quân kế họach bằng mức tiền lương cơ bản.

Nếu lợi nhuận kế họach thấp hơn lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề hoặc không có lợi nhuận thì mức tiền lương bình quân kế họach phải thấp hơn mức tiền lương cơ bản.

- Theo kế họach dự trù lỗ: mức tiền lương bình quân kế họach bằng mức tiền lương chế độ trên cơ sở hệ số lương và mức lương cơ sở.

- Theo kế họach giảm lỗ hoặc mới thành lập: căn cứ mức độ giảm lỗ hoặc kế họach sản xuất, kinh doanh để xác định tiền lương, bảo đảm tương quan chung và báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét quyết định.

Đối với trường hợp lợi nhuận kế họach bằng hoặc cao hơn lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề nhưng mức tiền lương bình quân kế họach xác định theo tăng trưởng và cân bằng thấp hơn mức bình quân thực hiện của năm trước liền kề thì mức tiền lương bình quân kế họach tính bằng mức tiền lương bình quân thực hiện của năm trước liền kề.

Quỹ tiền lương thực hiện = số người quản lý, mức tiền lương bình quân kế họach gắn với mức độ thực hiện các chi tiêu.

Nếu lợi nhuận thực hiện (sau khi trừ yếu tố khách quan theo quy định) vượt lợi nhuận kế họach thì cứ vượt 1% lợi nhuận, người quản lý công ty được tính thêm tối đa 1% tiền lương, nhưng không quá 20% mức tiền lương bình quân kế họach.

6. Thêm hệ số mức lương đối với Trưởng ban kiểm soát

Tập đoàn Kinh tế: 8.1 – 8.4

Tổng Công ty đặc biệt: 7.53. – 7.83

Tổng Công ty và tương đương: 7.12 – 7.45

Công ty I: 6.08 – 6.41

Công ty II: 5.42 – 5.75

Công ty III: 4.76 – 5.09

ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG

1. Công ty xây dựng thang lương bảng lương, phụ cấp lương theo Nghị định 49/2013/NĐ-CP

Thay vì như trước đây phải xây dựng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương theo Nghị định  205/2004/NĐ-CP thì nay phải thực hiện theo Nghị định 49/2013/NĐ-CP.

2. Lấy quỹ tiền lương kế họach làm cơ sở cho quỹ tiền lương thực hiện

Theo quy định mới, mức tiền lương bình quân kế họach được hướng dẫn chi tiết, làm tiền đề để xác định mức tiền lương bình quân thực hiện, trong khi trước đây thì ngược lại.

Mức tiền lương bình quân kế họach = mức tiền lương trong HĐLĐ, mức tiền lương bình quân thực hiện theo kết quả sản xuất kinh doanh của năm trước liền kề và gắn với chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh kế họach của công ty:

- Đối với công ty có lợi nhuận thì mức tiền lương bình quân kế họach đựơc xác định cao hơn mức tiền lương bình quân trong HĐLĐ, dựa trên cơ sở mức tiền lương bình quân thực hiện theo kết quả sản xuất, kinh doanh của năm trước liền kề gắn với mức tăng/giảm năng suất lao động (tính theo tổng doanh thu trừ tổng chi phí chưa có lương hoặc sản lượng tiêu thụ) kế họach so với thực hiện năm trước liền kề theo nguyên tắc:

Năng suất lao động và lợi nhuận kế họach tăng thì tiền lương tăng tối đa không vượt quá mức tăng năng suất lao động.

Năng suất lao động  tăng và lợi nhuận kế hoạch không tăng thì tiền lương tăng tối đa không vượt quá 80% mức tăng năng suất lao động.

Năng suất lao động tăng và lợi nhuận kế họach giảm thì tiền lương tăng tối đa không vượt quá 50% mức tăng năng suất lao động.

Năng suất lao động giảm thì tiền lương giảm so với thực hiện của năm trước liền kề.

- Đối với công ty không có lợi nhuận hoặc lỗ trừ trường hợp khách quan thì mức tiền lương bình quân kế họach được xác định bằng mức tiền lương bình quân trong HĐLĐ và tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm, khi làm thêm giờ theo Bộ luật lao động.

- Đối với công ty giảm lỗ so với thực hiện năm trước hoặc công ty mới thành lập thì căn cứ mức độ giảm lỗ hoặc kế họach sản xuất kinh doanh để xác định tiền lương, bảo đảm tương quan chung và báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét trước khi quyết định.

Quỹ tiền lương thực hiện = số người lao động kế họach, mức tiền lương bình quân kế họach gắn với mức độ hoàn thành chỉ tiêu năng suất lao động, lợi nhuận kế họach.

  •  9064
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…