DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Hướng dẫn giải quyết chế độ BHXH từ ngày 01/5/2016

Hôm nay, 24/8/2016, Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành Công văn 3220/BHXH-CSXH về việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hàng tháng theo Nghị định 55/2016/NĐ-CP và giải quyết hưởng các chế độ BHXH kể từ ngày 01/5/2016.

Tại Công văn có một số nội dung mới nổi bật như sau:

1. Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng

Đối với người hưởng lương hưu:

- Người đang hưởng trước 01/01/2015, nếu có mức hưởng thấp hơn 2 triệu đồng/tháng thì từ ngày 01/01/2016 được điều chỉnh:

+ Người có mức hưởng từ 1.75 triệu đồng/tháng trở xuống:

Mức lương hưu sau điều chỉnh = mức lương hưu trước điều chỉnh + 250.000 đồng/tháng.

+ Người có mức hưởng trên 1.75 triệu đồng/tháng:

Mức lương hưu sau điều chỉnh = 2 triệu đồng/tháng.

+ Giáo viên mầm non có thời gian làm việc trong cơ sở giáo dục mầm non trước 01/01/1995 sau điều chỉnh mà lương hưu thấp hơn mức lương cơ sở thì được trợ cấp thêm để lương hưu bằng mức lương cơ sở (mức hưởng từ 01/01/2016 – trước ngày 01/5/2016 là 1.15 triệu đồng/tháng, kể từ ngày 01/5/2016 bằng 1.21 triệu đồng/tháng).

- Người bắt đầu hưởng từ ngày 01/01/2015 đến trước 01/01/2016 và từ 01/01/2016 đến trước 01/5/2016 được điều chỉnh như sau:

+ Tăng thêm 8% kể từ ngày bắt đầu hưởng

Mức lương hưu sau điều chỉnh = mức lương hưu hiện hưởng x 1.08

+ Nếu sau điều chỉnh mà mức hưởng thấp hơn 2 triệu đồng/tháng (từ 01/01/2016 đối với người hưởng trước 01/01/2016, từ ngày bắt đầu hưởng đối với người hưởng từ 01/01/2016 trở đi) với mức điều chỉnh:

i. Người có mức hưởng từ 1.75 triệu đồng/tháng trở xuống

Mức lương hưu sau điều chỉnh = (Mức lương hưu hiện hưởng x 1.08) + 250.0000 đồng/tháng.

ii. Người có mức hưởng trên 1.75 triệu đồng/tháng:

Mức lương hưu sau điều chỉnh = 2 triệu đồng/tháng.

iii. Giáo viên mầm non có thời gian làm việc trong cơ sở giáo dục mầm non trước 01/01/1995 sau điều chỉnh trên mà còn thấp hơn mức lương cơ sở thì được trợ cấp thêm để mức lương hưu bằng mức lương cơ sở (mức hưởng từ 01/01/2016 đến trước 01/5/2016 bằng 1.15 triệu đồng/tháng, kể từ 01/5/2016 bằng 1.21 triệu đồng/tháng).

- Người bắt đầu hưởng lương hưu từ 01/5/2016, nếu mức hưởng thấp hơn 2 triệu đồng/tháng thì từ ngày bắt đầu hưởng được điều chỉnh:

+ Người có mức hưởng từ 1.75 triệu đồng/tháng trở xuống:

Mức lương hưu sau điều chỉnh = Mức lương hưu trước điều chỉnh + 250.000 đồng/tháng.

+ Người có mức hưởng trên 1.75 triệu đồng/tháng:

Mức lương hưu sau điều chỉnh = 2 triệu đồng/tháng.

+ Giáo viên mầm non có thời gian làm việc trong cơ sở giáo dục mầm non trước 01/01/1995 sau điều chỉnh mà thấp hơn 2 triệu đồng thì ngày bắt đầu hưởng được trợ cấp thêm để lương hưu bằng 1.21 triệu đồng/tháng.

Đối với cán bộ hưởng trợ cấp hàng tháng, người hưởng trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hàng tháng theo Quyết định 21/2000/QĐ-TTg, Quyết định 631/QĐ-TTg năm 2010, trợ cấp công nhân cao su hàng tháng:

- Người đang hưởng trước 01/01/2015, nếu mức hưởng thấp hơn 2 triệu đồng/tháng thì từ 01/01/2016 được điều chỉnh:

+ Người có mức hưởng từ 1.85 triệu đồng trở xuống:

Mức trợ cấp hàng tháng sau điều chỉnh = Mức trợ cấp hàng tháng trước điều chỉnh + 150.000 đồng/tháng.

+ Người có mức hưởng trên 1.85 triệu đồng:

Mức trợ cấp hàng tháng sau điều chỉnh = 2 triệu đồng/tháng.

- Người bắt đầu hưởng từ 01/01/2015 đến trước 01/01/2016 và từ 01/01/2016 đến trước 01/5/2016 thì được điều chỉnh:

+ Tăng thêm 8% kể từ ngày bắt đầu hưởng:

Mức trợ cấp hàng tháng sau điều chỉnh = mức trợ cấp hàng tháng hiện hưởng x 1.08

+ Sau điều chỉnh mà mức hưởng thấp hơn 2 triệu đồng thì được điều chỉnh (từ 01/01/2016 đối với người hưởng trước 01/01/2016, từ ngày bắt đầu hưởng đối với người hưởng từ 01/01/2016 trở đi):

i. Người có mức hưởng từ 1.85 triệu đồng/tháng trở xuống:

Mức trợ cấp hàng tháng sau điều chỉnh = (mức trợ cấp hàng tháng hiện hưởng x 1.08) + 150.000 đồng/tháng

ii. Người có mức hưởng trên 1.85 triệu đồng/tháng:

Mức trợ cấp hàng tháng sau điều chỉnh = 2 triệu đồng/tháng.

- Người bắt đầu hưởng từ 01/5/2016, nếu mức hưởng thấp hơn 2 triệu đồng/tháng thì từ ngày bắt đầu hưởng được điều chỉnh như sau:

+ Người có mức hưởng từ 1.85 triệu đồng/tháng trở xuống:

Mức trợ cấp hàng tháng sau điều chỉnh = mức trợ cấp hàng tháng trước điều chỉnh + 150.000 đồng/tháng

+ Người có mức hưởng trên 1.85 triệu đồng/tháng:

Mức trợ cấp hàng tháng sau điều chỉnh = 2 triệu đồng/tháng.

Mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ trước 01/5/2016

Mức hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN hàng tháng từ 01/5/2016 = Mức hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN hàng tháng của tháng 4/2016 x 1.0522

Trợ cấp tuất hàng tháng đang hưởng trợ cấp trước 01/5/2016 thì từ ngày 01/5/2016 mức hưởng như sau:

Mức hưởng = 40% mức lương tối thiểu chung => mức trợ cấp = 484.000 đồng.

Mức hưởng = 50% mức lương tối thiểu chung => mức trợ cấp = 605.000 đồng.

Mức hưởng = 70% mức lương tối thiểu chung => mức trợ cấp = 847.000 đồng.

2. Giải quyết chế độ BHXH từ ngày 01/5/2016 trở đi

- Chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe thực hiện theo Điểm 1 Công văn 2917/BLĐTBXH-BHXH.

- Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thực hiện theo Điểm 2 Công văn 2917/BLĐTBXH-BHXH.

- Chế độ hưu trí thực hiện theo Điểm 3 Công văn 2917/BLĐTBXH-BHXH.

Người có mức lương hưu tại thời điểm bắt đầu hưởng thấp hơn 2 triệu đồng/tháng được điều chỉnh theo hướng dẫn nêu trên.

- Chế độ tuất thực hiện theo Điểm 4 Công văn 2917/BLĐTBXH-BHXH.

- Trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã, phường, thị trấn:

+ Đối với cán bộ đang chờ đủ tuổi hưởng trợ cấp hàng tháng mà hưởng trợ cấp hàng tháng từ 01/5/2016 trở đi thì mức trợ cấp hàng tháng tính tại thời điểm ngày 01/01/2003 và được điều chỉnh như sau:

Tỷ lệ tăng

Căn cứ

10%

Nghị định 208/2004/NĐ-CP

10%

Nghị định 117/2005/NĐ-CP

20.7%

Nghị định 118/2005/NĐ-CP

10%

Nghị định 93/2006/NĐ-CP

28.6%

Nghị định 94/2006/NĐ-CP

20%

Nghị định 184/2007/NĐ-CP

15%

Nghị định 101/2008/NĐ-CP

5%

Nghị định 34/2009/NĐ-CP

12.3%

Nghị định 29/2010/NĐ-CP

13.7%

Nghị định 23/2011/NĐ-CP

26.5%

Nghị định 35/2012/NĐ-CP

9.6%

Nghị định 73/2013/NĐ-CP

8%

Nghị định 09/2015/NĐ-CP

 

Người có mức trợ cấp tại thời điểm bắt đầu thấp hơn 2 triệu đồng thì được điều chỉnh như hướng dẫn trên.

+ Người có thời gian tham gia BHXH theo Nghị định 121/2003/NĐ-CP, cán bộ chuyên trách cấp xã đang tự đóng tiếp BHXH và cán bộ chuyên trách cấp xã theo Nghị định 92/2009/NĐ-CP, từ 01/5/2016 hưởng chế độ hưu trí hoặc BHXH 1 lần thì mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH theo chế đô tiền lương do Nhà nước quy định được tính theo mức lương cơ sở 1.21 triệu đồng/tháng, số tháng đóng BHXH theo mức sinh hoạt phí tại Nghị định 09/1998/NĐ-CP, từ 01/7/2013 theo mức tăng của mức lương cơ sở từng thời kỳ.

- Người có đủ điều kiện hưởng trợ cấp theo Quyết định 91/2000/QĐ-TTg, Quyết định 613/QĐ-TTg 2010 và bắt đầu hưởng từ ngày 01/5/2016 trở đi đến khi Chính phủ ban hành quy định mới về điều chỉnh lương hưu và trợ cấp BHXH thì mức trợ cấp hàng tháng = 940.412 đồng/tháng (đã điều chỉnh tăng theo Nghị định 55/2016/NĐ-CP).

Người đủ điều kiện hưởng trợ cấp trước 01/5/2016 thực hiện theo quy định tại thời điểm hưởng và được điều chỉnh mức hưởng theo quy định chính sách từng thời kỳ.

Xem chi tiết tại Công văn 3220/BHXH-CSXH ngày 24/8/2016.

  •  10720
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…