DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Hướng dẫn chi tiết xây dựng thang lương, bảng lương 2016

Nhằm phục vụ tốt cho các doanh nghiệp để xây dựng thang lương, bảng lương năm 2016, sau đây, Dân Luật hướng dẫn chi tiết về việc xây dựng thang lương, bảng lương như sau:

Thang lương, bảng lương 2016

Có 2 vấn đề cần lưu ý khi xây dựng thang lương, bảng lương, đó là mức lương thấp nhất và khoảng cách giữa các bậc lương.

1. Mức lương thấp nhất (bậc 1)

- Nếu là lao động phổ thông (nghĩa là chưa qua đào tạo và làm công việc giản đơn nhất) thì mức lương thấp nhất phải bằng mức lương tối thiểu vùng:

Vùng

Mức lương tối thiểu vùng

I

3.500.000 đồng/tháng

II

3.100.000 đồng/tháng

III

2.700.000 đồng/tháng

IV

2.400.000 đồng/tháng

Biết mức lương tối thiểu vùng của mình chính xác chỉ trong vài giây, xem tại đây.

- Nếu lao động đã qua học nghề thì mức lương thấp nhất phải cao hơn 7% so với lương tối thiểu vùng.

Vùng

Mức lương tối thiểu

I

3.745.000 đồng/tháng

II

3.317.000 đồng/tháng

III

2.889.000 đồng/tháng

IV

2.568.000 đồng/tháng

- Nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì mức lương thấp nhất phải cao hơn 5% so với lao động đã qua học nghề

Vùng

Mức lương tối thiểu

I

3.932.250 đồng/tháng

II

3.482.850 đồng/tháng

III

3.033.450 đồng/tháng

IV

2.696.400 đồng/tháng

- Nếu làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì mức lương thấp nhất phải cao hơn 7% so với lao động đã qua học nghề

Vùng

Mức lương tối thiểu

I

4.007.150 đồng/tháng

II

3.549.190 đồng/tháng

III

3.091.230 đồng/tháng

IV

2.747.760 đồng/tháng

2. Khoảng cách giữa các bậc lương

Căn cứ các yêu cầu về trình độ kỹ thuật, tính chất phức tạp của công việc, vào bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm và phát triển tài năng, khoảng cách giữa các bậc lương tối thiệu 5%.

Ví dụ:

Bậc 1: 6.000.000 đồng/tháng.

Bậc 2: 6.300.000 đồng/tháng.

Lưu ý:

Từ ngày 01/01/2016, áp dụng mức lương tối thiểu vùng mới, do vậy, các doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương mới và nộp cho Phòng Lao động Thương binh Xã hội cấp huyện.

Cũng từ thời điểm này, tiền lương tháng đóng BHXH = mức lương + các khoản phụ cấp. Hạn chót ngày 20/02/2016, các doanh nghiệp phải nộp hồ sơ điều chỉnh mức lương đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động, nếu nộp trễ sẽ bị tính lãi truy thu.

Các doanh nghiệp mới thành lập cũng có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương và gửi cho Phòng Lao động thương binh Xã hội.

Sau khi xây dựng xong thang lương, bảng lương, Quý doanh nghiệp cần chuẩn bị các hồ sơ sau:

- Hệ thống thang lương, bảng lương.

- Công văn đề nghị đăng ký thang lương, bảng lương.

- Quyết định ban hành hệ thống thang lương, bảng lương.

- Biên bản thông qua hệ thống thang lương, bảng lương

- Bảng quy định các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng các chức danh.

- Quy chế tiền lương, thưởng, phụ cấp (có Phòng Lao động yêu cầu, có Phòng Lao động không yêu cầu)

(Các bạn có thể tham khảo các mẫu hồ sơ đăng ký tại file đính kèm)

Thủ tục gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động

Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nêu trên đến nộp cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện thông qua trực tiếp hoặc gửi bằng đường bưu điện.

Lưu ý: số lượng hồ sơ đăng ký 01 bộ, riêng hệ thống thang lương, bảng lương là 02 bộ và phải đóng dấu giáp lai giữa các trang.

Căn cứ pháp lý:

- Nghị định 122/2015/NĐ-CP.

- Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH.

  •  9546
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…