DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Hợp đồng thuê Nhà đất cần lưu ý những gì

Chia sẻ cùng cả nhà một bài viết phân tích pháp lý về Hợp đồng thuê nhà đất nhé!

---

 Hợp đồng thuê nhà đất bao gồm các loại Hợp đồng như: Hợp đồng cho thuê nhà, Hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất, Hợp đồng cho thuê nhà và đất, Hợp đồng cho thuê văn phòng, công trình,… Thông thường các bên khi tiến hành cho thuê/ thuê nhà đất thường tìm một mẫu Hợp đồng ở đâu đó và điền thông tin vào nhưng không biết rằng có những mẫu không phù hợp với mình và có những điều khoản có thể gây bất lợi cho mình hoặc làm cho Hợp đồng vô hiệu.
 


Vì thế qua kinh nghiệm tư vấn, soạn thảo và thẩm định các Hợp đồng cho thuê nhà và cho thuê Quyền sử dụng đất, xin lưu tổng hợp và phân tích đến các bạn một số nội dung chính cơ bản cần lưu ý khi tham gia các công việc như đàm phán, tư vấn, soạn thảo và thẩm định Hợp đồng thuê nhà đất, cụ thể như sau:

1. Chủ thể ký Hợp đồng
Trường hợp tài sản đứng tên hai vợ chồng thì phải do cả hai vợ chồng cùng ký tên vào, trường hợp một người ký thì phải có ủy quyền có công chứng hoặc chứng thực của Cơ quan Nhà nước.
Trường hợp tài sản của một người thì phải có một trong các giấy tờ chứng minh như: giấy xác nhận độc thân, văn bản xác nhận tài sản riêng, văn bản chứng minh được thừa kế riêng, được tặng cho riêng.
Việc xác định một tài sản thuộc sở hữu riêng của người đó hay thuộc sở hữu chung vợ chồng không thể căn cứ vào việc đứng tên trên Giấy chứng nhận Quyền sở hữu nhà ở và quyền sử đụng đất ở đó là đứng tên một mình họ hay đứng tên cả hai vợ chồng. Trong một số trường hợp tuy là trên Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở chỉ đứng tên một người vợ hoặc chồng nhưng trên thực tế pháp luật xác định đó là tài sản chung của cả hai vợ chồng. Vì thế để xác định là tài sản riêng của một người thì phải có các giấy tờ nêu trên, ngoài ra thì xác định đó là tài sản riêng và bắt buộc phải có chữ ký của cả hai vợ chồng hoặc có giấy tờ ủy quyền hợp lệ nêu trên.
Trường hợp một người ký tên Hợp đồng thuê mà tài sản đó thuộc sở hữu chung  của vợ chồng thì một người còn lại hoàn toàn có quyền yêu cầu tuyên bố Hợp đồng thuê vô hiệu và hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận, có thể gây thiệt hại đến những gì mà bên thuê đã đầu tư cũng như kế hoạch kinh doanh. Trong trường hợp này thì việc bên thuê có yêu cầu người ký hợp đồng thuê đó bồi thường những thiệt hại của mình được hay không và bồi thường ở mức nào là một câu chuyện pháp lý vô cùng rắc rối và tốn kém. Vì thế để hạn chế những rủi ro pháp lý không mong muốn thì bên thuê nên cẩn thận kiểm tra giấy tờ và chủ thể ký hợp đồng cho thật chặt chẽ, thà chậm một vài ngày để hạn chế thiệt hại và vỡ kế hoạch kinh doanh sau này.

2. Công chứng, chứng thực Hợp đồng
Hiện nay, pháp luật không có quy định bắt buộc phải công chứng, chứng thực các Hợp đồng cho thuê Nhà hoặc cho thuê quyền sử dụng đất, mà việc công chứng, chứng thực là tự nguyện và theo yêu cầu của một/các bên. Vì thế các Hợp đồng thuê nhà đất có thể được các bên ký tay với nhau, nghĩa là mua một mẫu hợp đồng ở tiệm photo hoặc tìm một mẫu hợp đồng trên mạng rồi in thì có thể ghi đầy đủ thông tin chủ thể, nhà đất,… và tiến hành ký tên thì sẽ có hiệu lực.
Do pháp luật không yêu cầu công chứng, chứng thực đối với các Hợp đồng thuê nhà đất nên trường hợp các bên tự thực hiện không có người hướng dẫn thì cần phải nắm rõ một số thỏa thuận để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình cho thật tốt. Còn nếu để an toàn thì nên nhờ luật sư tư vấn thêm.



3. Tiền đặt cọc
Thông thường các Hợp đồng thuê nhà đất đều có điều khoản đặt cọc và bên thuê phải đặt cọc cho bên cho thuê một khoản tiền đặt cọc để cam kết thực hiện Hợp đồng.

...

  •  8119
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…