DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Hợp đồng thế chấp có được sử dụng cho nhiều HĐTD khác nhau hay không?

Chào luật sư, tôi có tình huống pháp lý cần xin hỗ trợ như sau:

Ông A là tổng giám đốc công ty B chuyên về kinh doanh xuất nhập khẩu. Năm 2011 do nhu cầu cần vốn nên công ty B (đại diện là ông A) đã ký 2 hợp đồng tín dụng hạn mức với Ngân hàng D, chi tiết như sau:

- HĐTDHM số 1 ký ngày 24/1/2011 trị giá là 45 tỷ, gồm 3 tài sản thế chấp được nêu chi tiết trong 3 HĐTC 1,2,3. Trong đó HĐTC số 2 ghi nhận tài sản bảo đảm là nhà do ông A và vợ (bà C) đồng sở hữu, trị giá tài sản là 39 tỷ.

- HĐTDHM số 2 ký ngày 17/6/2011 trị giá 60 tỷ, gồm 3 tài sản thế chấp được nêu chi tiết trong 3 HĐTC 1,2,4. Trong đó vẫn qui định HĐTC số 2 (có tài sản bảo đảm là nhà do ông A và vợ (bà C) đồng sở hữu như trên) được dùng để bảo đảm cho HĐTDHM số 2.

- Ngày 27/1/2011 giữa ông A(bà C đã uỷ quyền  căn nhà cho ông B, HĐUQ công chứng ngày 22/1/2011) và ngân hàng D đã ký HĐTC số 2 và công chứng cùng ngày. Sau đó HĐTC số 2 đã được đăng ký GDBĐ ngày 30/1/2011 để hoàn tất thủ tục thế chấp theo luật định.

Trong nội dung HĐTC thứ 2 có quy định tại điều 1 (Phạm vi bảo đảm) như sau: “Bên thế chấp đồng ý đem thế chấp toàn bộ giá trị tài sản được kê khai chi tiết tại điều 2 dưới đây cho Bên Ngân hàng để bảo đảm cho số tiền vay tối đa là 27.000.000.000VND (Bằng chữ: 27 tỷ đồng chẵn), lãi vay (lãi vay trong hạn và lãi phạt quá hạn nếu có) và các chi phí phát sinh đến việc thanh lý tài sản thế chấp (nếu có) của số tiền vay theo Hợp đồng tín dụng số 1 ngày 24/01/2011, các Hợp đồng tín dụng khác, các cam kết bảo lãnh, L/C và cho các khế ước nhận nợ có dư nợ tại Bên ngân hàng”.

Đồng thời tại điều 3(Thời hạn thế chấp) có quy định: “Kể từ ngày ký cho đến khi Bên vay vốn hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ trả nợ (nợ gốc và lãi vay) và các chi phí khác cho Ngân hàng, được qui định tại Hợp đồng tín dụng nêu trên và các văn bản khác liên quan đến các nghĩa vụ tài chính ký kết giữa Bên Ngân hàng và Bên vay vốn”

** Lưu ý: HĐTDHM số 1 đã được tất toán trước khi ký thêm HĐTDHM số 2.

Như vậy, khi HĐTDHM số 1 tất toán thì HĐTC số 2 có còn hiệu lực pháp luật và được phép sử dụng để bảo đảm cho các HĐTD phát sinh sau đó hay không? Việc HĐTC số 2 được dùng để bảo đảm cho HĐTDHM số 2 là đúng quy định pháp luật? Có cơ sở pháp lý để tuyên bố HĐTC số 2 không thể dùng để bảo đảm cho HĐTDHM số 2? Trường hợp được tiếp tục thế chấp bảo đảm cho HĐTDHM số 2 thì HĐTC số 2 có cần công chứng và đăng ký GDBĐ bổ sung nữa không?

Trên đây là những thắc mắc của tôi, mong Quý luật sư giải đáp giúp. Rất cám ơn.

  •  4349
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…