DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

hợp đồng không thế chấp

tôi có một tình huống cần nhờ sự hướng dẫn giải quyết:
hiện nay  đồng nghiệp của tôi đang thụ lý một đơn tố giác của công dân.Nội dung như sau:
ông A tố giác ông B "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" đối với số tiền 30 tỷ đồng mà ông A đã cho ông B vay trong 02 năm 2007, 2008 do ông B có dấu hiệu tẩu tán tài sản (Bán xí nghiệp gỗ) và không thanh toán tiền nợ. kèm theo đơn là toàn bộ các bản hợp đồng ghi nhận ông A đã cho ông B vay tiền; vay thành nhiều lần và mỗi lần cho vay với số tiền rất lớn, có lần cho vay lên đến 18 tỷ nhưng điều đặc biệt là tòan bộ quá trình giao kết hợp đồng không thể hiện lãi xuất cũng như không hề thể hiện ông B thế chấp bất cứ tài sản gì khi vay nợ. toàn bộ chữ ký của ông A và ông B trong hợp đồng qua điều tra ban đầu đã xác định là chữ ký thật, không có dấu hiệu làm giả.
nhận định ban đầu, tôi xác định số tiền 30 tỷ này không thể do vay đơn thuần mà ở đây có dấu hiệu cho vay lãi nặng. tuy nhiên, phía ông B không hề cung cấp được bất cứ các tài liệu gì để làm rõ bản chất của hợp đồng nói trên.
theo quan điểm của tôi,vụ việc chưa chưa có cơ sở để kết luận có dấu hiệu hình sự. bởi, nếu chỉ dựa trên hợp đồng viết tay, không hề có công chứng, không hề có người làm chứng cũng như không có tài sản thế chấp thì không đủ cơ sở để khẳg định số tiền 30 tỷ kia đã chuyển giao cho ông B. đây hoàn toàn có thể là chứng cứ nhưng trong trường hợp này nó chỉ là chứng cứ yếu, không thể là chứng cứ buộc tội và nó chỉ có ý nghĩa khi kết hợp với chứng khác.
điều này rất quan trọng vì nếu nghiêng về quan điểm nói trên thì sự việc giải quyết đơn giản vì đây chỉ là tranh chấp dân sự, tiền không giao thì không thể có hành vi chiếm đoạt sau đó.
tuy nhiên, một số đồng nghiệp của tôi khẳng định: dù đồng ý vụ việc có dấu hiệu cho vay lãi nặng nhưng nếu như trong quá trình điều tra không phát hiện ra các tình tiết khác thì xét trên hồ sơ (nghĩa là chỉ căn cứ trên giấy vay nợ viết tay không thế chấp) cũng đã đủ cơ sở kết luận ông A cho ôg B vay 30 tỷ đồng thời ông B nếu không chứng minh toàn bộ số tiền đó sử dụng vào mục đích kinh doanh thì ôg B đã phạm vào tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

vụ việc này tôi khẳng định không thể khởi tố và VKS cũng không thể phê chuẩn với chứng cứ sơ sài như vậy.
tuy nhiên, tôi muốn tham khảo ý kiến khác trên cơ sở quy định của pháp luật về tính pháp lý của hợp đồng cho vay viết tay không công chứng không thế chấp, không có chứg kiến của người thứ 03
tôi đã tìm văn bản pháp luật liên quan đến vấn đề trên nhưng không tìm thấy. làm rõ vấn đè này cũng là điểm mấu chốt để giải quyết chính xác vụ việc.
mong được sự phản hồi từ các ý kiến chuyên môn. 

  •  9702
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…