DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất bao gồm những gì?

Thế chấp là một thủ tục giao dịch dân sự của một bên cam kết thực hiện nghĩa vụ đối với bên cho vay. Tài sản thế chấp có nhiều loại trong đó quyền sử dụng đất thường được xem là tài sản có giá được người vay sử dụng thế chấp với ngân hàng.
 
ho-so-dang-ky-the-chap-quyen-su-dung-dat-bao-gom-nhung-gi
 
Thế chấp là một quy trình không thể thiếu đối với người thực hiện vay vốn. Bởi vì, dù bên nhận thế chấp là tổ chức tín dụng hoặc cá nhân đều phải đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, nếu không đăng ký thế chấp sẽ không có hiệu lực. Vậy Hồ sơ để thực hiện thế chấp quyền sử dụng đất bao gồm những gì?
 
1. Thế chấp quyền sử dụng đất là gì?
 
Căn cứ Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015 giải thích thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).
 
Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.
 
Tài sản thế chấp được thể hiện ở các hình thức sau đây:
 
Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
 
Trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
 
Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
 
2. Trường hợp nào phải đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất?
 
Các trường hợp buộc phải đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 07/2019/TT-BTP bao gồm:
 
- Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất;
 
- Đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất.
 
- Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất.
 
- Đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai.
 
- Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai.
 
- Đăng ký thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án đầu tư xây dựng công trình xây dựng không phải là nhà ở, dự án đầu tư xây dựng khác theo quy định của pháp luật.
 
- Đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký.
 
- Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp trong trường hợp đã đăng ký thế chấp.
 
- Xóa đăng ký thế chấp.
 
3. Hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất
 
Hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được thực hiện theo Điều 39 Nghị định 102/2017/NĐ-CP như sau
 
Người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất hoặc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất hoặc đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất sau đây:
 
(1) Phiếu yêu cầu đăng ký (01 bản chính).
 
(2) Hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng thế chấp có công chứng, chứng thực trong trường hợp pháp luật quy định (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực).
 
(3) Bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
 
(4) Đối với tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai không phải là nhà ở, thì phải bổ sung giấy tờ sau đây:
 
- Giấy phép xây dựng.
 
- Quyết định phê duyệt dự án đầu tư (01 bản sao không có chứng thực).
 
(5) Văn bản thỏa thuận có công chứng, chứng thực giữa người sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất về việc tạo lập tài sản gắn liền với đất trong trường hợp thế chấp tài sản gắn liền với đất mà người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).
 
Như vậy, để đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất thì người thế chấp và bên cho vay cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định trên và gửi đến văn phòng đăng ký đất đai theo quy định. Việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất là rất quan trọng vì nó ghi lại sự thỏa thuận giữa các bên qua đó thực hiện đúng các quy trình để nhà nước quản lý về đất đai.
  •  4622
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

2 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…