DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Hiểu và áp dụng điều 143, 144 LDN 2014 như thế nào?

Bài này em mới đăng trên “DĐ những người hành nghề luật”- em đăng lại để xin ý kiến và quan điểm tranh luận của các anh chị và các bạn.
Em rất mong nhận được phản hồi của các anh chị, các cô chú luật sư và các bạn đồng nghiệp trên danluat.
Em xin cảm ơn
-------

Cho em hỏi quan điểm của các a/c về điều 143, 144 LDN 2014 khoản 1 điều 143 LDN quy định có 2 hình thức để thông qua NQ của ĐHĐCĐ là : biểu quyết tại đại hội và xin ý kiến ĐHĐCĐ bằng văn bản Khoản 2 điều 143 có câu "Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông về các vấn đề sau đây phải được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông" và luật liệt kê 7 vấn đề (trong đó có vấn đề "tổ chứ lại, giải thể công ty:

Theo em hiểu khoản 2 cho phép DN linh hoạt tự chọn các vấn đề để thông qua NQ của ĐHĐCĐ, nếu DN ko có quy định thì 7 vấn đề nêu trên sẽ phải biểu quyết tại cuộc họp, như vậy tức là có thể xin ý kiến bằng văn bản, giả sử vấn đề "tổ chức lại, giải thể công ty" công ty A quy định được phép xin ý kiến cổ đông bằng vằn bản (và đc thông qua khi đạt 51% tổng số phiếu biểu quyết tán thành k4 điều 144)

Nhưng sẽ hiểu khoản 1 điều 144 LDN 2014 như thế nào khi luật quy định 6 vấn đề (trong đó có vấn đề "tổ chứ lại, giải thể công ty") được thông qua khi đủ 65% tổng số PBQ của tất cả cổ đông? + Có quan điểm 1 cho rằng khoản 1 điều 144 quy định như vậy là tất cả 6 vấn đề nêu trên phải được biểu quyết thông qua tại đại hội. + Quan điểm 2 lại cho rằng: Chỉ áp dụng khoản 1 điều 144 khi "điều lệ không có quy định khác".

ví dụ: Tức là nếu điều lệ quy định việc "tổ chức giải thể công ty" đc thông qua bằng hình thức lấy phiếu ý kiến bằng văn bản thì áp dụng tỷ lệ quy định tại khoản 4 điều 144 LDN để thông qua (51% tổng SPBQ) _ Tỷ lệ 65% tại Khoản 1 điều 144 chỉ áp dụng khi điều lệ quy định các vấn đề đó được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp.

Em theo Quan điểm 2 vì LDN sửa đổi giảm tỷ lệ xin ý kiến và biểu quyết để giảm khó khăn cho DN khi tổ chức ĐHĐCĐ cũng như xin ý kiến bằng văn bản để hđ điều hành kinh doanh đc linh hoạt và thông suốt. Nhưng nếu theo qđ 1 mà ko áp dụng quy định mở của luật để cho phép dn tự chọn hình thức thông qua nghị quyết thì sẽ tự trói mình vào việc Tổ chức đHđCđ. Giả dụ như dn không còn kinh phí để tổ chức đại hội đồng cổ đông, với số lượng cổ đông 3000 thì chi phí thuê nơi đại hội + chi phí chốt ds cổ đông(giờ là 15 triệu) + chi phí khác.....cũng bắt buộc phải làm đại hội để thông qua việc giải quyết vấn đề đó?

Việc quyết định thông qua NQ ĐHĐCĐ điều kiện bắt buộc là tỷ lệ thông qua chứ không phải hình thức. tỷ lệ thông qua đã được quy định rõ ràng và đơn vị tính tỷ lệ.

-----

Anh chị hiểu như thế nào về 2 điều trên? không biết ý nhà làm luật khi xây dựng hai điều này như thế nào? em rất mong nhận được phản hồi

  •  4389
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…