DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Hiểu luật và thực hành pháp luật

Có thể vấn đề tôi nêu ra sau đây không mới, nó vẫn ngang nhiên tồn tại trong đời sống quanh ta. Dẫn đến những bất bình đẳng,những oan sai và cuối cùng ,theo quy luật, nó đưa người ta đến chỗ nhờn luật, sợ luật và tìm cách chỗng đối lại luật. Theo xu hướng đó, sự hỗn loạn xã hội là một sự tất nhiên. 

Thử hỏi, trong chúng ta ,có ai muốn sống trong một môi trường xã hội như thế? Một môi trường xã hội mà pháp luật luôn bị lạm dụng với mục đích cai trị bởi những người thừa hành pháp luật. 

Dưới đây là câu chuyện của tôi. Những vướng mắc và quá trình giải quyết nó. Để rồi...

 

Tôi mở dịch vụ kinh doanh nhà nghỉ lưu trú ngắn hạn ở vùng nông thôn. Đó là một ngành kinh doanh có điều kiện và tôi đã làm mọi thủ tục theo quy định để được hoạt động kinh doanh.

Trong quá trình kinh doanh, tôi nghiêm túc chấp hành các quy định của pháp luật thông qua các cơ quan quản lý như công an, các đoàn kiểm tra liên ngành ... 

Thế rồi ngành văn hóa để mắt tới. Ngành văn hóa yêu cầu phải có chứng chỉ nghiệp vụ kinh doanh lưu trú. Tôi chấp hành, đóng tiền đi học và được cấp chứng chỉ. Ngành văn hóa lại yêu cầu tôi phải đăng ký xin cấp loại hạng cơ sở lưu trú. Tôi choáng thực sự và lúc ấy mới cấp tốc tìm hiểu các văn bản pháp luật liên quan. Thì ra ngành văn hóa đã đưa tôi vào diện kinh doanh lưu trú du lịch để quản lý theo luật du lịch. Hốt hoảng, tôi tìm tới các văn phòng luật sư, các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực pháp luật, các cán bộ chuyên ngành văn hóa và du lịch. Và kết quả là :

 

Chào bạn!

Thông tư số 88/2008/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2008 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2007/ NĐ- CP ngày 01/06/2007 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật du lịch về lưu trú du lịch.

Thông tư này hướng dẫn về tiêu chí phân loại, xếp hạng, hồ sơ đăng ký hạng, thủ tục xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch; kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện trong cơ sở lưu trú du lịch và cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.

Tại điểm 2, mục I quy định như sau:

2. Đối tượng áp dụng

2.1. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch tại Việt Nam; kinh doanh dịch vụ ăn uống, mua sắm trong khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch.

2.2. Đối tượng không áp dụng

Thông tư này không áp dụng đối với:

a) Nhà khách hoạt động theo quy định của Chính phủ;

b) Chung cư, ký túc xá, nhà trọ, nhà cho các đối tượng không phải là khách du lịch thuê.

Như vậy, nếu nhà nghỉ của bạn đang kinh doanh nằm ở khu vực nông thôn, không phải cho khách du lịch thuê thì thuộc các đối tượng không áp dụng theo văn bản này do vậy sẽ không phải làm hồ sơ đăng ký xếp hạng cơ sở  lưu trú du lịch.

Trân trọng!

 

 

 

 

"I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn về tiêu chí phân loại, xếp hạng, hồ sơ đăng ký hạng, thủ tục xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch; kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện trong cơ sở lưu trú du lịch và cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.

2. Đối tượng áp dụng

2.1. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch tại Việt Nam; kinh doanh dịch vụ ăn uống, mua sắm trong khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch.

2.2. Đối tượng không áp dụng

Thông tư này không áp dụng đối với:

a) Nhà khách hoạt động theo quy định của Chính phủ;

b) Chung cư, ký túc xá, nhà trọ, nhà cho các đối tượng không phải là khách du lịch thuê.

 

Nhà nghỉ của chủ topic rõ ràng nằm trong đối tượng áp dụng của thông tư. Thông tư này áp dụng đối với mọi cơ sở lưu trú dù nó ở thành thị hay nông thôn, dù trong đô thị du lịch hay ngoài đô thị du lịch.

Nhà nghỉ của chủ topic cũng không thuộc các trường hợp không áp dụng của thông tư. Nếu chủ topic cho rằng nhà nghỉ của mình là nhà cho các đối tượng không phải là khách du lịch thuê thì không đúng. Nhà cho các đối tượng không phải là khách du lịch thuê phải được hiểu là nhà cho thuê để ở lâu dài, nhà cho thuê để mở tiệm kinh doanh hoặc vì những mục đích khách không phải là lưu trú.

Nhà nghỉ của chủ topic dù chỉ thường xuyên cho người bản địa thuê "theo giờ" thì cũng không thể nói rằng nó không thuộc đối tượng điều chỉnh của thông tư vì chủ topic không thể từ chối khách du lịch đến ở vài ngày, thậm chí vài chục ngày được

Vài ý kiến trao đổi! Trân trọng!

 

 

--------------------

 

Ý KIẾN KHÁC

 

Một ls thuộc đoàn ls Bắc Ninh :

 

Có những chỗ "Dấp dính" trong văn bản quy phạm pháp luật. Ví dụ: ý 2 khoản 2 điều 2 thông tư 88 hướng dẫn thực hiện luật du lịch : Nhà (nghỉ) không cho khách du lịch thuê". Nếu vận dụng điều này sẽ phát sinh vướng mắc : Vậy thì lấy cơ sở nào để phân loại khách lưu trú là người đi du lịch hay người cơ nhỡ,lỡ độ đường? Cái này khó. nên thường thì cơ quan quản lý sẽ đẩy cái khó về phía người dân. Họ" Dồn cả vào một mớ để tiện quản lý". Người dân chỉ còn cách phải chấp nhận.

 

------------

 

Cán bộ thanh tra chuyên ngành:

 

..."Cứ có biển hiệu mang hai chữ "Nhà nghỉ" ở bất cứ đâu trên đất nước Việt Nam đều là đối tượng điều chỉnh của luật du lịch cụ thể là thông tư 88/ 2008. Nếu cơ sở kinh doanh không đồng ý thì chỉ có cách hạ biển hiệu nhà nghỉ thay vào đó hai chữ nhà trọ ! "

---------------------------

Tôi đành phải làm các thủ tục để xin cấp loại hạng mà lòng thì không hề thấy phục. Rõ thật !!!

  •  3371
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…